Hoa Kỳ

L.A. muốn giữ người Đại Hàn ở lại, sợ dời kỹ nghệ thời trang qua Texas

Thursday, 24/09/2015 - 10:54:05

Việc nghe được những mối quan tâm của ngành kỹ nghệ may mặc đã khiến cho văn phòng của thị trưởng phải đề nghị hội đồng thành phố nên gia tăng việc miễn thuế cho các cơ sở kinh doanh nhỏ. Văn phòng đang làm việc để giúp cho tiến trình được suôn sẻ để cơ sở thương mại nhận được giấy phép y tế và an toàn. Một phát ngôn viên của Thị Trưởng Eric Garcetti cho biết như vậy.

Một tiệm thời trang trong khu phố Đại Hàn ở Los Angeles


Các cơ sở kinh doanh của người Đại Hàn chiếm ít nhất một phần ba, và có thể là một nửa, trong tổng số các cơ sở kinh doanh trong khu vực may quần áo ở Los Angeles. Những cơ sở này tạo ra $10 tỷ Mỹ kim trong các khoản thu nhập hàng năm và cung cấp 20,000 việc làm, theo Hiệp Hội Các Nhà Sản Xuất Y Phục Người Mỹ Gốc Đại Hàn cho biết.

Nhưng bây giờ các nhà sản xuất quần áo người Mỹ gốc Đại Hàn đang chú ý đến một thành phố mới.
Theo hiệp hội này nói, các chủ nhân cơ sở kinh doanh gặp phải ngặt nghèo, vì mức lương tối thiểu ở Los Angeles tăng lên, luật lệ lao động nghiêm khắc hơn, số lượng khách hàng Nam Mỹ sút giảm, sau một cuộc truy quét của liên bang chống lại các hoạt động rửa tiền bị cáo buộc trong năm ngoái. Vì những lý do ấy, các chủ nhân Đại Hàn đang nghĩ tới chuyện dời cơ sở kinh doanh tới El Paso.

Vào đầu tháng Chín, một nhà môi giới từ El Paso, một thành phố ở biên giới Texas, đã đến Los Angeles để khuyến khích các doanh gia Đại Hàn di chuyển đến El Paso. Nhà môi giới này đã mô tả không gian nhà máy, nói về giá thuê với các chủ nhân kinh doanh. Sau đó trong tháng này, hiệp hội thương mại nói trên, đại diện cho 1,800 nhà sản xuất và các nhà phân phối người Mỹ gốc Đại Hàn, sẽ cử một nhóm người đi thăm dò tình hình ở El Paso.

Đề nghị này đang ở trong giai đoạn sơ khởi. Cho đến nay, chỉ mới có mấy chục công ty bày tỏ mối quan tâm đến việc việc dời chỗ. Tuy nhiên, tin tức về vấn đề này đang chạm vào dây thần kinh trên khắp hệ thống sinh thái của các chuyên viên địa ốc, các ngân hàng và nhà hàng Đại Hàn, phát triển bên cạnh ngành may đồ ở trung tâm thành phố Los Angeles. Các viên chức trong chính quyền cũng đang chú ý.

Việc nghe được những mối quan tâm của ngành kỹ nghệ may mặc đã khiến cho văn phòng của thị trưởng phải đề nghị hội đồng thành phố nên gia tăng việc miễn thuế cho các cơ sở kinh doanh nhỏ. Văn phòng đang làm việc để giúp cho tiến trình được suôn sẻ để cơ sở thương mại nhận được giấy phép y tế và an toàn. Một phát ngôn viên của Thị Trưởng Eric Garcetti cho biết như vậy.

Ngay cả một số học giả từ Nam Hàn chuyên nghiên cứu cộng đồng Hàn Kiều cũng quan tâm về ảnh hưởng của kế hoạch dời sang Texas, theo nhà nhân chủng học Kyeyoung Park của đại học UCLA cho biết. Bà Park cho biết từ thập niên 1970, ngành may quần áo là “lãnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế người Mỹ gốc Nam Hàn.”
Các cơ sở kinh doanh trong khu may đồ của Los Angeles hầu hết là của người Do Thái trong những năm 1970, khi những di dân Nam Hàn lần đầu tiên bắt đầu bán hàng dệt may ở đó. Nhiều người trước tiên di cư từ Nam Hàn sang Châu Mỹ La Tinh, nơi họ thành công trong việc điều hành những cơ sơ kinh doanh thời trang, trước khi di cư lên phía bắc tới California.

Chẳng bao lâu sau đó, các nhà kinh doanh thuê các chuyên viên thiết kế và thợ may của họ. Vận tốt được tạo ra ở trung tâm thành phố đã giúp hình thành các phố Đại Hàn ở gần đó, giữa lúc một số nhà kinh doanh thành công nhất đầu tư vào địa ốc ở đó. Hầu như ai cũng biết răng chính thị trường sản xuất hàng may mặc này đã nuôi dưỡng Koreatown trong nhiều năm.

Tuy nhiên, nhìn chung thì ngành may ở miền nam California lâu nay suy yếu dần, vì việc sản xuất đã dời sang Trung Quốc, Đông Nam Á, và những nơi có giá lao động rẻ. Việc sản xuất đồ mặc cung cấp cho hơn 104,000 việc làm cách đây hai chục năm, đã giảm xuống còn khoảng 62,100 việc làm trong năm 2005. Từ đó ngành may tiếp tục giảm xuống còn 45,600 việc làm, theo Nha Phát Triển Việc Làm California cho biết.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT