Bình Luận

Làm mẹ trong thế hệ đáng khiếp sợ

Monday, 30/07/2018 - 11:38:37

CHICAGO - Tôi vừa drop con xuống trường nó học, và đang trên đường trở về nhà thì điện thoại gắn trên xe reo, một giọng đàn ông bảo tôi ông ta là nhân viên cảnh sát, và hỏi tôi có biết là có trát tòa ra lệnh bắt tôi hay không.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Câu chuyện này đăng trên tờ The New York Times ngày 27 tháng Bảy; tôi kể lại vì nghĩ là nó có thể xảy ra cho nhiều bà mẹ trẻ gốc Việt trong THẾ HỆ ĐÁNG KHIẾP SỢ hiện nay. Người viết chuyện là cô Kim Brooks.

Phần “chuyện kể” bắt đầu:
CHICAGO - Tôi vừa drop con xuống trường nó học, và đang trên đường trở về nhà thì điện thoại gắn trên xe reo, một giọng đàn ông bảo tôi ông ta là nhân viên cảnh sát, và hỏi tôi có biết là có trát tòa ra lệnh bắt tôi hay không.

Tôi đáp, “Không; tôi không biết,” rồi hỏi lại ông ta là tôi phạm tội gì mà tòa ra lệnh bắt tôi.
 

Cô Kim Brooks

Người tự xưng là cảnh sát bảo tôi là bảy năm trước tôi bỏ con trong xe tại một bãi đậu xe Chicago vào một buổi sáng tháng Ba 2011; tôi khiếp đảm xác nhận là tôi chưa quên kỷ niệm đó. “Giọng nói cảnh sát” bảo tôi, “Bà đừng khóc; tôi chỉ muốn nghe bà giải thích việc làm nguy hiểm đó.”
Tôi khóc? Sợ đến phát khóc mà tôi không biết ư?

Câu chuyện như thế này: bảy năm trước, tôi chở đứa con 4 tuổi ra phi trường để trở về Virginia thăm bố, mẹ tôi.

Trên đường ra phi trường, tôi ghé lại một tiệm chạp phô mua vài cái bánh cho nó; tắt máy xe, tôi mở cửa sau bảo con tôi xuống, theo tôi vào tiệm. Đang mải chơi game, nó không chịu xuống; tôi hối nó “Xuống lẹ đi, đừng làm trễ máy bay.” Nó bảo tôi là nó ngồi ngoài xe, chờ tôi.” Đang gấp gáp, tôi không có thời giờ để rầy con, bắt nó phải đi theo tôi; tôi đành xuống kính xe khoảng vài phân cho thoáng, khóa cửa xe, rồi chạy vội vào tiệm. Trời tháng Ba, đang tiết xuân nên Chicago cũng mát mẻ; yếu tố đó giúp tôi yên lòng để con ngồi một mình; khoảng 10 phút sau, tôi trở ra, con tôi ngước lên khỏi cái máy game trong tay nó, rồi cười duyên với tôi, có ý cảm ơn mẹ không bắt nó phải bỏ dở cuộc chơi.

Tôi lái xe ra phi trường, không ý thức được là tôi mua bánh cấp tốc, đi như chạy trên khoảng cách trên dưới 100 thước, vì sợ bỏ đứa con nhỏ ngoài xe, với nhiều thứ nguy hiểm như bị bắt cóc, bị thương tích vì tai nạn lưu thông...

Tôi ý thức được là dù xe đậu và đậu trong parking, không có nghĩa là con tôi không bị đe dọa vì tai nạn, hay bị sát hại.

Rất may là không có chuyện gì xảy ra, vậy mà tôi vẫn chưa quên được việc bỏ con một mình, trong 10 phút ngắn ngủi. Có lẽ vì tôi cũng ý thức được là tôi không làm đủ bổn phận bảo vệ con, do đó 10 phút thiếu trách nhiệm chỉ lui vào tiềm thức, chứ tôi chưa quên hẳn như đã từng quên nhiều việc quan trọng hơn.

Dù cái lỗi không coi chừng con không mang lại hậu quả đáng tiếc nào, nhưng tôi không quên được vì quả là sinh hoạt Hoa Kỳ có nguy hiểm cho những đứa bé chưa đủ sức tự vệ. Tôi chỉ yên bụng được một chuyện là con tôi không chết ngộp, vì tôi đã hạ kính xe xuống vừa đủ để không khí luân lưu, và không chết nóng, vì thời tiết bên ngoài đang 60 độ.

Còn nhớ hai yếu tố giúp tôi yên lòng chạy vội vào tiệm mua bánh cho con là chỉ dấu chứng tỏ tôi có lo sợ thật sự.

Anh cảnh sát vô hình bảo tôi, “Một khách hàng đậu gần xe bà đã nhìn thấy đứa bé 3, 4 tuổi bị nhốt trong xe; bà ta ghi số xe, ghi địa chỉ tiệm chạp phô và gọi cảnh sát; nhưng lúc chúng tôi đến thì bà đã đi rồi.”
Tôi bảo giọng nói cảnh sát là quả thật tôi không hình dung được việc chỉ lượm một cái sandwich trên quầy, rồi trả tiền mà lại lâu đến 10 phút, nhưng “cái đuôi” người chờ trả tiền cũng khá dài, đứng sau ba người khác, tôi bồn chồn và bực mình vì khách mua móc túi trả tiền chậm, mà ông bán hàng cà thẻ ngân hàng cũng chậm.

Tôi kể cho người nhân viên công lực nghe là 40 năm trước, tôi cũng ngồi ngoài xe, chờ mẹ tôi ghé tiệm mua đồ, mà không ai thấy là nguy hiểm như bây giờ; ông ta đồng ý với nhận xét của tôi, và nói người đàn bà gọi cảnh sát vì thấy con tôi ngồi một mình, chơi game trong xe là người thứ nhì đồng ý với tôi.
“Người thứ nhất là ai?” Tôi hỏi.

Giọng nói cảnh sát thản nhiên trả lời, “Tôi.”
Ông ta bảo tôi, “Bà xác nhận là chính bà cũng ý thức được việc bà bỏ con một mình ngoài xe là có tội, bà giải thích là bà phạm tội vì mua bánh cho con; và cảnh sát không bắt được quả tang việc làm phạm pháp của bà. Trong tuần này, hôm nào rảnh mời bà ghé lại văn phòng chúng tôi ký cái biên bản xác nhận cuộc phỏng vấn này.”

“Tôi có bị phạt không?”
“Bà đã bị phạt bằng bản án bảy năm áy náy rồi.”
Câu chuyện ngụ ngôn của cô Kim Brooks gần với cuộc sống hiện tại hơn những bài thơ của thi sĩ La Fontaine ngày xưa; trẻ vị thành niên thế hệ này không chỉ đối đầu với bọn bắt cóc, bọn giết người, và những ông say rượu lái xe, mà chúng còn là mồi ngon cho ma túy, cho tình dục, cho rượu chè, thuốc hút.
Cô Brooks chỉ bỏ con một mình có 10 phút, mà một người bàng quang đã phải lo âu cho đứa trẻ và gọi cảnh sát, thì việc thường xuyên không quan tâm đến con, không biết nó giao du với những ai, không biết nó học hành như thế nào quả là chỉ dấu thiếu trách nhiệm của bố, mẹ.
Cô Brooks mệnh danh thời điểm hiện tại là THẾ HỆ ĐÁNG KHIẾP SỢ, không thể lơ là -dù chỉ 10 phút- trong trách nhiệm bảo vệ con cái. Tôi nghĩ năm chữ THẾ HỆ ĐÁNG KHIẾP SỢ đó rất đúng.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT