Hoa Kỳ

Liên Hiệp Quốc có thể chọn một nữ tổng thư ký lần đầu tiên

Sunday, 22/05/2016 - 09:25:42

Một người là bà Irina Bokova của Bulgaria, người đứng đầu cơ quan UNESCO, tức tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Bà được cho là một người dẫn đầu sớm trong cuộc chạy đua, nhờ được Nga ủng hộ.
Một người Bungary khác là Kristalina Georgieva, một ủy viên của Liên Minh Âu Châu, được cho là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, mặc dù bà vẫn chưa nói rõ.

        Ngoại Trưởng Á Căn Đình Susana Malcorra là một trong các phụ nữ có triển vọng lãnh đạo Liên Hiêp Quốc                                                 đầu năm sau. (Juan Mabromata/ Getty Images)

NEW YORK - Trong thời gian gần đây, những lời bàn tán huyên thuyên trong các hành lang rối rắm như một mê cung tại trụ sở của Liên Hiệp Quốc, nghe cũng sôi nổi đầy những tranh cãi tương tự như trong một đại hội đảng chọn ứng cử viên tổng thống ở Hoa Kỳ. Chỉ khác biệt là ở những danh tánh và các quốc tịch mà thôi.

Lần đầu tiên tính từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập vào năm 1945, 193 quốc gia thành viên sẽ bầu chọn một tổng thư ký mới, trong một cuộc bầu cử tương đối cởi mở và minh bạch. Và lần đầu tiên, một người phụ nữ có thể thắng cử.

Việc bỏ phiếu ở đây thường là một tiến trình bí mật của việc làm thỏa thuận có tính cách địa lý chính trị. Cuộc bầu cử sẽ bắt đầu sau đó trong năm nay, và nhiệm kỳ mới sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng Giêng, 2017. Trong số những người tranh giành chức vụ tổng thư ký, có ít nhất bốn phụ nữ, cũng như các ứng cử viên từ một số quốc gia nhỏ bé nhất trên thế giới, chẳng hạn như tiểu quốc Montenegro (dân số: 650,000 người).

Một cách chính thức, có chín ứng cử viên ra tranh cử, và trong những ngày tới sẽ có thêm mấy người nữa tham gia. Nhiều nơi người ta phỏng đoán rằng một người nào đó có tầm cỡ, chẳng hạn như nữ thủ tướng nước Đức Angela Merkel, có thể được bầu chọn.

Các ứng cử viên đang làm những cuộc điều trần, nộp bản lý lịch, và đi dự những chương trình lớn của Liên Hiệp Quốc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, việc vận động tranh cử có thể đầy rủi ro, để giành lấy một chức vụ có công việc được mô tả có thể là “nhà ngoại giao tối hậu của thế giới.”

Các ứng cử viên phải cẩn thận để không nói ra những quan điểm nào mà sau này có thể quay trở lại mà ám ảnh họ. Chẳng hạn như tranh đấu để bênh vực cho các quyền của những người LGBT (đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới tính), một mục tiêu được Liên Hiệp Quốc ủng hộ. Việc tranh đấu như vậy có thể làm cho một ứng cử viên thất bại ở một số nước Phi Châu hoặc Á Châu, nơi mà đồng tính luyến ái vẫn bị xem là bất hợp pháp.
Nhưng các nhà hoạt động nói rằng việc biết được lập trường của một người thì không nhất thiết phải làm suy yếu sự công bằng của người ấy, và có thể là điều hữu ích.

Ngoài ra nhiều người đã lên tiếng chỉ trích phản ứng của Liên Hiệp Quốc đối với những vụ tai tiếng, chẳng hạn như những vụ lạm dụng tình dục của một số binh sĩ gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng chỉ trích nỗ lực của Liên Hiệp Quốc nhằm ứng phó với việc di chuyển hàng loạt của những người tị nạn ở Trung Đông và Âu Châu. Vì thế các nhà hoạt động nói rằng một loại tiếng nói mới, đặc biệt là tiếng nói của một phụ nữ, là điều phù hợp.

   Ngoại Trưởng Susana Malcorra đang tiếp Tổng Thống Barack Obama nhân dịp ông đến thăm Thánh Đường    Buenos Aires trong tháng Ba 2016. Bà có triển vọng trở thành người lãnh đạo mới của Liên Hiệp Quốc đầu năm                                                       sau. (Nicholas Kamm/ Getty Images)
 
Việc thay đổi là có tính cách thật sự được bao nhiêu, và có tính cách trang điểm đến độ nào, trong tiến trình bầu cử, thì vẫn chưa rõ ràng. Một số chuyên gia nói rằng những nước hàng đầu tại Liên Hiệp Quốc, tức là Hoa Kỳ và Nga, sẽ đưa ra quyết định tối hậu.

Nhưng hiện nay, có một bầu không khí chạy đua và vận động hiếm thấy tại Liên Hiệp Quốc. Nhiều giới chức kỳ cựu của Liên Hiệp Quốc tin rằng, giống như một người được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện hoặc việc lựa chọn một vị giáo hoàng mới, việc tuyển chọn một tổng thư ký của Liên Hiệp Quốc phải là một tiến trình đứng đắn, được thực hiện từ ánh sáng chói chang của việc công chúng xem xét kỹ lưỡng.

Truyền thống, chứ không phải quy tắc thực tế, nói rằng chức vụ của tổng thư ký được chuyển luân phiên tới các khu vực khác nhau của thế giới. Tính cho đến nay, có hai người Á Châu, hai người Phi Châu hoặc Trung Đông, một người Mỹ Châu La Tinh, và ba người Tây Âu, đã giữ chức vụ này.

Điều này đã dẫn đến một phong trào nơi những người Đông Âu. Họ nghĩ rằng nay phải đến lượt họ, mặc dù Đông Âu không còn là một khu vực riêng biệt tách rời khỏi Tây Âu. Do đó, trong số chín ứng cử viên chính thức tuyên bố ra tranh cử, có bảy người là từ Đông Âu, và năm người từ Nam Tư cũ.

Một người là bà Irina Bokova của Bulgaria, người đứng đầu cơ quan UNESCO, tức tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp Quốc. Bà được cho là một người dẫn đầu sớm trong cuộc chạy đua, nhờ được Nga ủng hộ.
Một người Bungary khác là Kristalina Georgieva, một ủy viên của Liên Minh Âu Châu, được cho là có sự ủng hộ của Hoa Kỳ, mặc dù bà vẫn chưa nói rõ.

Tại Liên Hiệp Quốc, người ta đồn rằng không ai trong số những người Đông Âu gây được ấn tượng đặc biệt.
Có thể xảy ra chuyện việc luân phiên sẽ chuyển sang Mỹ Châu La Tinh. Trong trường hợp đó Washington được cho là ủng hộ Susana Malcorra, ngoại trưởng Argentina. Cho đến gần đây, bà là người tham mưu chính cho đương kim tổng thư ký Ban Ki-moon. Bà chưa chính thức tham gia cuộc đua.

Trong số những người đã tuyên bố ứng cử, Helen Clark, cựu thủ tướng New Zealand, và Antonio Guterres, cựu thủ tướng Bồ Đào Nha và cựu cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn. Hai nhân vật này được các nhà ngoại giao đồng nghiệp đánh giá cao.

Trong số những người không được kê khai, có một số ứng cử viên tiềm năng tạo được tiếng vang. Trong số đó, có nữ tổng thống Michelle Bachelet của Chile, cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd, và Christiana Figueres, một nhà ngoại giao kỳ cựu Costa Rica và là người được ghi nhận có đóng một vai trò quan trọng, trong việc thực hiện hiệp ước lịch sử Paris về khí hậu biến đổi.

Trong quá khứ, năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An gồm 15 nước, là Hoa Kỳ, Nga, Anh, Trung Quốc và Pháp, đều đồng ý về một ứng cử viên và trao danh tánh người ấy cho Đại Hội Đồng, mà luôn luôn tự động chấp thuận việc tuyển chọn.

Bất chấp áp lực đòi dân chủ nhiều hơn, không có gì ngăn chặn tiến trình này được lặp lại trong năm nay. Như một giới chức cao cấp của Liên Hợp Quốc cho biết, năm nước thành viên thường trực không muốn để mặc nhiều điều cho ngẫu nhiên.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT