Thế Giới

Liên Hiệp Quốc tố cáo các tướng Miến Điện có ý định tiêu diệt người Rohingya

Monday, 27/08/2018 - 10:53:28

Phái Bộ Quốc Tế Độc Lập Của Liên Hiệp Quốc Tìm Kiếm Sự Kiện Về Miến Điện nói, “Các tội ác ở Rakhine, và cách thức theo đó những tội ấy bị phạm, đều tương tự về bản chất, mức độ trầm trọng, và phạm vi, bởi những người đã cho phép thiết lập ý định diệt chủng trong những bối cảnh khác.”


Các thành viên của Phái Bộ Quốc Tế Độc Lập Của Liên Hiệp Quốc Tìm Kiếm Sự Kiện Về Miến Điện đang trình bày về tội ác của các tướng lãnh Miến Điện đối với người thiểu số Rohingya trong cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ ngày thứ Hai, 27 tháng Tám, 2018. (Getty Images)

GENEVA - Quân đội Miến Điện đã thực hiện những vụ giết người hàng loạt và cưỡng hiếp tập thể nhắm vào những người Hồi Giáo Rohingya, với “ý định diệt chủng.” Trong bản phúc trình do Liên Hiệp Quốc công bố ngày thứ Hai, các điều tra viên đề nghị truy tố tổng tư lệnh và năm tướng lãnh của Miến Điện, vì quân đội đã gây ra những tội ác nghiêm trọng.

Các điều tra viên nói rằng chính phủ dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã cho phép lối ngôn ngữ thù hận được phổ biến lan tràn, phá hủy các hồ sơ tài liệu, và không bảo vệ các nhóm thiểu số tranh những tội ác chống nhân loại, và những tội ác chiến tranh do quân đội vi phạm ở ba tỉnh Rakhine, Kachin và Shan.

Khi làm như vậy, chính phủ này “góp phần vào việc phạm những tội ác tàn bạo.”
Cách đây một năm, quân đội chính phủ cầm dẫn đầu một cuộc truy dẹp tàn bạo tại tiểu bang Rakhine của Miến Điện, đáp lại các cuộc tấn công của Quân Đội Cứu Nguy Arakan Rohingya (ARSA) đánh vào hơn 30 đồn cảnh sát và một căn cứ quân sự của Miến Điện.

Khoảng 700,000 người Rohingya đã chạy lánh nạn cuộc đàn áp, và hầu hết hiện nay đang sống trong các trại tị nạn ở nước láng giềng Bangladesh.

Bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc nói rằng hành động quân sự, trong đó có những vụ đốt cháy làng mạc, là “không tương xứng một cách lộ liễu với những mối đe dọa an ninh thực sự.”

Liên Hiệp Quốc định nghĩa tội diệt chủng là những hành vi nhằm phá hủy một nhóm quốc gia, sắc dân, chủng tộc, hoặc tôn giáo, hủy diệt toàn bộ hoặc một phần. Một danh xưng như vậy là hiếm có theo luật pháp quốc tế, nhưng đã được dùng ở mấy nước, trong số đó có Bosnia và Sudan, và trong chiến dịch của Hồi Giáo Quốc chống lại cộng đồng Yazidi ở Iraq và Syria.

Phái Bộ Quốc Tế Độc Lập Của Liên Hiệp Quốc Tìm Kiếm Sự Kiện Về Miến Điện nói, “Các tội ác ở Rakhine, và cách thức theo đó những tội ấy bị phạm, đều tương tự về bản chất, mức độ trầm trọng, và phạm vi, bởi những người đã cho phép thiết lập ý định diệt chủng trong những bối cảnh khác.”

Trong phần cuối của tập báo cáo dài 20 trang, họ nói, “Có đầy đủ thông tin để bảo đảm việc điều tra và truy tố các quan chức cấp cao trong chuỗi chủ huy của quân đội Tatmadaw, để cho một tòa án có thẩm quyền xác định trách nhiệm của họ về tội diệt chủng liên quan đến tình hình ở tiểu bang Rakhine.”
Chính phủ Miến Điện đã được gửi một bản sao trước của phúc trình Liên Hiệp Quốc, phù hợp với lối thực hành tiêu chuẩn, và chính phủ không cho biết ý kiến.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT