Bình Luận

Món Khan Hiếm

Thursday, 15/09/2016 - 12:22:41

Dĩ nhiên cách giải quyết khan hiếm đó 'mậu hẩu', nhưng trò đùa của bọn trẻ giúp ông khám phá ra ghen tuông cũng là một trở ngại trong việc giải quyết thăng bằng thị trường giữa cung và cầu.

Nguyễn đạt Thịnh

Gỉang dạy tại viện đại học Zhegiang, Hàng Châu, giáo sư kinh tế Xie Zuoshi trình bầy một lý thuyết cũ rích: món hàng cao giá là món khan hiếm, món nhiều người muốn mua khiến số cầu nhiều hơn số cung.
Không cần có cấp bằng tiến sĩ như ông Xie, cư dân Houston cũng vẫn biết là họ không thể dọn nhà về San Francisco cho mát mẻ, vì căn nhà 3 phòng họ đang sống thoải mái tại Houston với món nợ mortgage dưới $1,000 mỗi tháng, sẽ mắc gấp 5 lần nếu họ thích về sống tại thành phố Cựu Kim Sơn của vùng Bắc California.

                                                          Giáo sư kinh tế Xie Zuoshi


Nếu chỉ giản dị dẫn chứng lý thuyết kinh tế cùn mòn 'tương quan giữa cung và cầu' bằng giá địa ốc tại Hoa Kỳ hay tại Trung Quốc, Xie đã chỉ là một giáo sư vô danh như hàng trăm ngàn giáo sư khác; nhưng ông đang vô cùng nổi tiếng nhờ việc ông chứng minh lý thuyết ông giảng dạy bằng một đặc sản: phụ nữ Trung Hoa.

Ông nói: trong suốt chiều dài của lịch sử Trung Quốc, số lượng phụ nữ Trung Hoa lúc nào cũng đủ để cung cấp cho nhu cầu cưới vợ của đàn ông Tầu, bất chấp cái cố tật tham lam, vợ lớn + vợ bé + nàng hầu + ... , của quý ông 'khách trú'.

Đàn bà Tầu đẹp nhất thế giới, bằng chứng là, chưa bao giờ được hôn tay một thím xẩm nào cả mà cụ Nguyễn Du vẫn mê sảng mô tả cô xẩm mập Thuý Vân là,
Vân xem trang trọng khác với,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Nhà thơ số 1 của người Việt chúng ta mô tả khuôn mặt bánh đúc của Thuý Vân là 'khuôn trăng đầy đặn'! Người Pháp nổi tiếng là ga lăng, là 'nịnh đầm' cũng phải nể cụ. Cụ biết bí quyết nhờ ăn xì dầu nên đàn bà Tầu đẹp lắm, bà Xí, vợ ông Xí (Tập Cận Bình) đẹp, Tây Thi đẹp, mà cả nữ tài tử Wu Jingjing cũng đẹp -hễ xẩm là đẹp.
Lý thuyết 'xẩm được giá' của giáo sư Xie còn giải thích là chỉ riêng ôn
g Tập và giới cự phú Trung Quốc mới có hoàn cảnh thuận lợi để có một bà vợ cho riêng mỗi ông chồng, vì ông Tập là chủ tịch nước Trung Cộng, và những nhà cự phú là chủ những trương mục kếch xù tại ngân hàng.

Họ là ngoại lệ, là những người được ưu đãi, nhưng ngoài họ ra, toàn thể 430 triệu người đàn ông trung niên Trung Quốc không phải ai cũng là chủ tịch, ai cũng là cự phú do đó không ai có quyền có một người vợ cho riêng mình.

Lý do đơn giản ông Xie đưa ra là tổng số đàn bà trung niên Trung Hoa chỉ có 400 triệu -một số cung thiếu hụt đến 30 triệu người; nói cách khác trong nước Tầu hiện đang có 30 triệu người đàn ông cần cưới vợ mà không có vợ để cưới.

Dẫn chứng một lý thuyết kinh tế cũ kỹ bằng một tình trạng cụ thể và mới toanh, cũng đủ để chứng minh óc tưởng tượng vô cùng phong phú của giáo sư Xie; đáng lẽ ông phải biết ngừng lại đó, để thiên hạ khen ngợi mình, nhưng ông lại quá tham, tham đến mức đưa ra giải pháp để giúp 30 triệu anh guanggun -những họng súng căng cứng thuốc nổ nhưng thiếu bia tác xạ.

Quên địa vị của ông chỉ là một giáo sư, ông 'cầm nhầm' quyền quyết định cuộc sống xã hội -quyền của các chính khách.

Xie tự nguyện giúp đám đông giải quyết trạng thái tình trường mất thăng bằng, và ông đề nghị 'giải pháp táo quân' -theo câu chuyện cổ tích 2 ông Táo cùng yêu thương một bà Táo, mà cả 3 chân của cái kiềng nấu bếp vẫn hoà thuận với nhau, để nấu chín những chén cơm lành, những tô canh ngọt nuôi sống loài ngươi.

Ông dẫn chứng bằng hoàn cảnh hiện thực của 2 chú Tửng vùng Hoa Bắc -hai anh em ruột có chung một bà vợ, đã tránh được cảnh chia đôi gia tài khi bố mẹ qua đời, mà lại khỏi bận tâm đến chuyện quản trị của cải, vì tiền tài và con cái của anh hay của em cũng đều là của vợ. Nhà cửa chung, con cái chung, nhờ có một bà vợ chung. Hay biết chừng nào!

Xie quả quyết chỉ có những đám cưới tập thể để mỗi trăm cô xẩm trở thành vợ của 118 anh guanggun Tầu mới giải quyết được cuộc khủng hoảng thừa đàn ông, thiếu đàn bà.
Giáo sư Xie phân tách tình trạng bất công đang ưu đãi 400 triệu chú tửng có tiền được hưởng thú ấm cúng trong hạnh phúc gia đình, bỏ mặc 30 triệu chú tửng nghèo không có người bạn đời để chia đôi cảnh đói rách.

Xie bảo cảnh bất công không phải là lỗi của tư bản bóc lột, mà là hậu quả của một đạo luật đập phá nền móng gia đình được gọi lầm là family planning policy (chính sách kế hoạch hoá gia đình)và được đem áp dụng từ năm 1978: sai lầm đó được gọi là chính sách 'một con' -mỗi gia đình chỉ được quyền có một đứa con.

Chính phủ giải thích biện pháp giới hạn đó là tối cần để giải quyết nạn nhân mãn, và trong suốt 37 năm sau họ phạt vạ những thiếu phụ dám đẻ 2 lần; bộ máy tuyên truyền của nhà nước loan báo là dân số Trung Quốc giảm được 400 triệu người nhờ luật 'một con'.

Tuy nhiên, thống kê đó không chính xác, vì những cuộc kiểm tra dân số thực hiện trong thời gian thi hành luật 'một con', cho thấy là không những không giảm, mà dân số Trung Quốc vẫn cứ gia tăng, vì nạn đẻ lậu, đẻ lén, không khai báo: năm 1982 tăng 17.42%, năm 2000 tăng thêm 14.31%, và năm 2010 lại tăng 7.39% nữa.

Các nhà nghiên cứu xã hội cho là hiện nay người Tầu tự giới hạn sinh sản vì ý thức được tình trạng kinh tế nghèo đói, chứ không phải vì tôn trọng luật 'một con'.

Trở lại với giáo sư và nỗi khổ tâm của một nhà trí thức đầy thiện chí: ông than là xã hội đã không biết ơn nỗ lực của ông, mà một đám nam sinh viên còn gửi email đến xin hưởng ứng sáng kiến của ông xin share vợ với ông: họ đòi làm 'chồng bé' của bà xã ông.

Dĩ nhiên cách giải quyết khan hiếm đó 'mậu hẩu', nhưng trò đùa của bọn trẻ giúp ông khám phá ra ghen tuông cũng là một trở ngại trong việc giải quyết thăng bằng thị trường giữa cung và cầu.

Nguyễn đạt Thịnh

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT