Điện Ảnh, Nghệ Thuật

Một số phim được đề cử giải Oscar đã dựa trên chuyện có thật

Saturday, 27/02/2016 - 08:10:19

Một số phim bám chắc vào lịch sử một cách trung thành. Nhưng cũng có nhiều phim thêm mắm thêm muối cho ly kỳ hơn, và những phim khác gần như là hoàn toàn giả tưởng. Sau đây là 10 bộ phim được đề cử lãnh giải Oscar dựa trên chuyện có thật.

Dân chúng đứng đằng sau hàng rào đang chụp cảnh các nhân viên chuẩn bị cho đêm phát giải Oscar tại đường Hollywood chiều thứ Bảy. (Photo by David McNew/Getty Images)


HOLLYWOOD - Từ những phim về cuộc đời của các nhân vật có thật, những phim lịch sử hào hùng ly kỳ, những câu chuyện gián điệp, cho đến những câu chuyện gây đau lòng về những vụ bắt cóc và lạm dụng, danh sách đề cử lãnh giải thưởng điện ảnh Oscar năm 2016 đã có một loạt gồm những phim dựa trên chuyện có thật.
Một số phim bám chắc vào lịch sử một cách trung thành. Nhưng cũng có nhiều phim thêm mắm thêm muối cho ly kỳ hơn, và những phim khác gần như là hoàn toàn giả tưởng. Sau đây là 10 bộ phim được đề cử lãnh giải Oscar dựa trên chuyện có thật.

The Revenant (Người Về Từ Cõi Chết)

Phim này nổi tiếng nhờ các màn quay phim tàn bạo và những cảnh ăn gan sống của nam tài tử Leonardo DiCaprio. Phim này sáng lấp lánh với nhiều hy vọng trước ngày trao giải Oscar. The Revenant kể lại câu chuyện của Hugh Glass, một người sống trên vùng hoang dã tiền tuyến trong đời sống thực của thế kỷ 19 tại Mỹ quốc.
Bị để lại cho chết sau khi bị gấu tấn công, và đau buồn vì đứa con trai bị sát hại, ông bắt đầu một cuộc hành trình hào hùng ly kỳ để tìm cách sống còn, được thúc đẩy bởi niềm ao ước khát máu muốn trả thù.
Phim này được đề cử lãnh 12 giải Oscar, trong đó có giải diễn viên xuất sắc nhất dành cho DiCaprio, giải phim hay nhất, và giải đạo diễn xuất sắc nhất dành cho Alejandro Gonzalez Inarritu.

Trong cuộc sống thực, Glass bị bỏ lại cho chết bởi những bạn đồng hành của ông. Nhưng không có hồ sơ về chuyện ông có một đứa con trai. Và dường như ông đã được thúc đẩy bởi ước muốn lấy lại khẩu súng trường của ông và yêu cầu một lời xin lỗi, chứ không phải là bởi ước muốn phục thù.

Bridge Of Spies (Cây Cầu Của Gián Điệp)

Phim gián điệp ly lỳ hồi hộp này của Steven Spielberg được đề cử lãnh giải phim hay nhất, và lãnh giải khác, trong đó có giải tài tử phụ xuất sắc nhất dành cho Mark Rylance.

Lấy bối cảnh thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, phim kể lại vụ trao đổi tù binh vào năm 1962. Francis Gary Powers, phi công lái chiếc máy bay do thám của Mỹ, và sinh viên cử nhân Frederic Pryor được trao đổi với điệp viên Nga Sô Rudolf Abel.

Bảo Tàng Viện Hàng Không và Không Gian Quốc gia Smithsonian, ở Washington, đã viết một bài đăng trên blog liệt kê năm huyền thoại không đúng sự thật được phổ biến rộng rãi bởi phim này, trong đó có chuyện Powers bị tra tấn.

Layne Karafantis, người phụ trách bảo tàng viện này, viết, “Tôi không mong đợi một phim tài liệu, nhưng với tư cách là một người khắt khe về mức độ chính xác lịch sử, và là một người đặc biệt quen thuộc với câu chuyện này, tôi thấy thất vọng ở phim.”

The Big Short (Đại Khủng Hoảng Tài Chánh)

Phim The Big Short của đạo diễn Adam McKay được chuyển thể từ cuốn sách phi giả tưởng mang cùng tựa đề của tác giả Michael Lewis trong năm 2010, viết cuộc khủng hoảng tài chánh toàn cầu năm 2008.

Phim này hãnh diện với một dàn diễn viên toàn các ngôi sao lớn, bao gồm Christian Bale, Steve Carell, Ryan Gosling và Brad Pitt. Phim được đề cử lãnh 5 giải Oscar, trong đó có giải phim hay nhất và giải đạo diễn xuất sắc nhất.

Báo The New York Times mô tả phim này là một “câu chuyện có thật về tội phạm, một phim hài kỳ dị, một phim về trộm cướp và một cuộc bút chiến nóng bỏng.” Phim kể lại câu chuyện của Michael Burry, một quản trị quỹ đầu tư, người đặt cược chống lại thị trường subprime mortgage ngay chính giữa cơn khủng hoảng.

Room (Căn Phòng)

Được đề cử bốn giải Oscar, trong đó có giải nữ tài tử xuất sắc nhất dành cho Brie Larson và Jacob Tremblay. Phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết mang cùng tên của Emma Donoghue, lọt vào danh sách chung kết lãnh giải thưởng văn chương Booker.

Phim xoay quanh câu chuyện của Joy “Ma” Newsome, một người phụ nữ trẻ, và cuộc đào thoát của cô sau 10 năm bị giam cầm, như được kể lại theo lối nhìn của đứa con trai năm tuổi của cô là Jack.

Mặc dù hoàn toàn là giả tưởng, câu chuyện này lấy cảm hứng từ trường hợp của Josef Fritzl ở nước Áo, người đã nhốt con gái của ông là Elisabeth, trong một tầng hầm suốt 24 năm, hãm hiếp cô liên tục, và là cha của bảy đứa con của cô.

Spotlight (Đèn Sân Khấu)

Phim Spotlight miêu tả cuộc điều tra công phu của báo The Boston Globe về chuyện Giáo Hội Công Giáo giấu giếm các hoạt động của gần 90 linh mục ấu dâm, trong thành phố ở miền đông bắc Hoa Kỳ vào đầu thập niên 2000.

Được đề cử lãnh sáu giải Oscar và hàng loạt giải thưởng khác, phim này dựa trên một loạt câu chuyện của nhóm Spotlight có thực. Nhóm này đem về cho báo The Boston Globe Giải Thưởng Pulitzer Vì Phục Vụ Công Cộng năm 2003

Hai nhà báo Walter Robinson và Mike Rezendes, một phần của nhóm điều tra, trong tháng qua nói rằng những vụ bê bối lạm dụng trẻ em, gây rắc rối cho Giáo Hội Công Giáo, chỉ là phần chóp của tảng băng.

Trumbo

Trumbo kể lại câu chuyện của tác giả kịch bản Dalton Trumbo. Trong năm 1947, ông bị ghi vào số đen, cùng với các nghệ sĩ khác, vì từ chối ra làm chứng trước Quốc Hội về việc tuyên truyền cho cộng sản trong các phim Hollywood.

Đạo diễn Bryan Cranston, của loạt phim Breaking Bad nổi tiếng, được đề cử lãnh một giải Oscar cho việc ông miêu tả Trumbo, nhưng một số người chỉ trích đã công kích bộ phim này vì sai lệch về lịch sử.

Godfrey Cheshire, trên trang web của Roger Ebert's Journal, mô tả phim tiểu sử này là “một trong những phim đơn giản hóa, được làm theo đơn đặt hàng, về sổ đen của Hollywood, trong đó những người làm điện ảnh có tên trong sổ đen đều là vô tội, trong mọi cách có thể quan niệm được.”

Cheshire than phiền rằng phim này nói không đúng về chuyện Ủy Ban Hạ Viện Về Những Hoạt Động Chống Mỹ đã tạo ra sổ đen ấy, trong khi thực ra cuốn sổ đen được soạn ra và duy trì bởi những người đứng đầu xưởng phim Hollywood, sau các buổi điều trần của ủy ban này.

Steve Jobs

Đây là phim tiểu sử của ông chủ có tầm viễn kiến của công ty Apple. Kate Winslet đóng trong phim này được đề cử làm một nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Phim đã bị nhiều người chỉ trích là không chính xác.

Edwin Catmull, chủ tịch của hãng phim Pixar và Disney Animation Studios, nói với công ty truyền thông Hollywood Reporter rằng Jobs sẽ “bị làm cho kinh hãi” bởi phim này. Catmull lập luận rằng Jobs hiền lành tử tế hơn nhiều so với nhân vật được miêu tả bởi Michael Fassbender, một diễn viên được đề cử lãnh giải.

The Danish Girl (Cô Gái Đan Mạch)

The Danish Girl được đề cử lãnh bốn giải Oscar. Trong số đó, có giải diễn viên xuất sắc nhất cho Eddie Redmayne, người từng thắng giải trong năm ngoái. Phim lấy cảm hứng lỏng lẻo từ cuộc sống của hai họa sĩ hồi thập niên 1920: Lili Elbe, một trong những người đầu tiên được biết là đã chịu giải phẫu để chuyển đổi giới tính, và vợ của Elbe là Gerda Wegener.

Phim được quảng cáo là một “câu chuyện có thật,” mặc dù chứa đựng nhiều điều cố ý sai lầm về lịch sử của cuốn tiểu thuyết cùng tên phát hành năm 2000, mà từ đó bộ phim được chuyển thể. Một số nhân vật và cảnh tượng hoàn toàn là giả tưởng. Phim bóp méo tuyến thời gian của nhiều sự kiện có thực trong cuộc sống của các nhân vật chính.

JOY (Niềm Vui)

Trong phim hài này, nữ diễn viên Jennifer Lawrence, người từng được đề cử lãnh giải Oscar, đóng vai Joy Mangano, một mẹ có thực của bá đứa con, đã ly dị và trở thành một nhà triệu phú sau khi phát minh ra cây mốp lau nhà tự vắt Miracle Mop.

Mangano được báo cáo là đã cho phép đạo diễn David O. Russell tùy nghi sử dụng các sự kiện. Trong đó có việc cho Mangano cô một người chị em giả tưởng cùng cha khác mẹ và hai đứa con, chứ không phải là ba đứa, và biến chồng cũ của bà thành một ca sĩ người Venezuela.

Straight Outta Copmpton

Sau khi phim tiểu sử về NWA, nhóm tiên phong hát nhạc gangsta rap ở Los Angeles đã được phát hành, MC Ren lên mạng Twitter than phiền rằng tầm quan trọng của anh trong nhóm đã bị hạ xuống rất nhiều.

Phim cũng đã bị cáo buộc là bỏ đi sự đóng góp quan trọng của một số phụ nữ trong sự thành công của NWA, và bị chỉ trích là không nhắc đến sự việc Dr Dre đã đối xử tàn tệ với các phụ nữ.

Dre đã đưa ra một văn bản để “xin lỗi những phụ nữ mà tôi đã gây tổn thương. Tôi thật lòng hối tiếc về những gì tôi đã làm, và biết rằng chuyện đó mãi mãi tác động đến tất cả cuộc sống của chúng ta.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT