Tiêu Thụ

Mùa bầu cử: Ứng cử viên nói gì về student loans

Friday, 09/09/2016 - 11:59:20

Giới quan sát cho rằng vấn đề làm sao trả được nợ tiền đi học tại Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nhân mùa bầu cử, chúng ta thử xem các ứng cử viên nói gì về vấn đề này theo phân tích của trang mạng

Bài ERIC TRẦN

Sau khi ra trường, các sinh viên tốt nghiệp được cho sáu tháng nhân nhượng (grace period) để kiếm việc trước khi bắt buộc phải dần dần trả góp số nợ đã vây để đi học. Nhưng hết thời kỳ sáu tháng đó mà vẫn chưa kiếm được việc làm thì sao? Vẫn phải trả nợ! Đó là viễn cảnh đen tối mà người sinh viên có thể phải đối diện.
Giới quan sát cho rằng vấn đề làm sao trả được nợ tiền đi học tại Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn khủng hoảng. Nhân mùa bầu cử, chúng ta thử xem các ứng cử viên nói gì về vấn đề này theo phân tích của trang mạng

Ứng cử viên hứa hen gì để giải quyết khủng hoảng student loans?

Đảng Công Hòa

Ông Donald Trump, ứng cử viên đại diện đảng Cộng Hòa chưa đưa ra một kế hoạch cụ thể về giải quyết Student Loans. Nhưng ông đã lên tiếng chỉ trích chính quyền hiện tại về việc ăn trên lưng sinh viên. Ông nói, “Đây có lẽ là một trong những thành phần mà chính quyền không nên khai thác để kiếm lợi tức.” Lời chỉ trích này không phải là vô căn cứ khi dư luận nhìn vào số tiền lời chính quyền liên bang thu được trong năm 2013 là $41.30 tỷ đô la từ những người vay tiền đi học.
Mặc dầu ông không minh thị phát biểu, nhưng người ta hy vọng rằng ông Trump sẽ tiếp tục thi hành những chương trình miễn giảm mang tên Student Loan Forgiveness Programs đang được áp dụng với một số món nợ vay của chính phủ liên bang. Nếu ông Trump chủ trương rằng chính phủ không nên làm ăn trên lưng giới sinh viên, thì rất hy vọng ông sẽ có thể dùng số lời đã thu được để tiếp tục mở rộng các chương trình miễn giảm hiện có.
Ngoài ra, lập trường của ông Trump về vấn đề student loans được suy đoán là bao gồm những điểm sau:
- Ông muốn tái cấu trúc hệ thống student loans, nhưng không thể tha ngay hết những số nợ hiện có.
- Ông muốn chính phủ liên bang ngưng dịch vụ cho vay, mà dành lại cho các ngân hàng tư nhân bởi vì họ là những người chuyên môn, họ có thể giải thích cho sinh viên hiểu rõ hơn về lợi điểm và hậu quả của việc vay mượn, để từ đó giới sinh viên có một ý thức trách nhiệm hơn.
- Đánh giá đơn xin vay tiền của sinh viên và đưa ra quyết định cho vay dựa trên viễn ảnh thị trường lao động ngày đương sự ra trường, dựa vào những môn mà người sinh viên theo học.
- Trừng phạt trường học theo tỷ lệ số sinh viên quịt nợ. Ông cho rằng phải đặt trách nhiệm lên vai trường học, buộc họ phải chia sẻ hậu quả khi có quá nhiều sinh viên của họ ra trường mà quịt nợ.
- Buộc trường học phải có tiêu chuẩn nghiêm nhặt hơn khi tuyển sinh, từ chối thâu nhận những sinh viên nào mà nhà trường nhận thấy khó có cơ hội thành công.
- Giải thể những nha sở cồng kềnh, không hiệu quả trong bộ Giáo Dục để khỏi hao tổn ngân sách.
Nhìn chung, ứng cử viên đảng Cộng Hòa đặt trách nhiệm lên vai những người liên quan, cụ thể là trường học và người đi học, chứ không thể để cho những viên chức Bộ Giáo Dục, những người làm việc phần lớn với não trạng công chức, quyết định về việc cho vay và đòi nợ. Đặc biệt, ông Trump cho rằng, việc chính phủ dùng tiền thuế của dân để kinh doanh trên lưng học trò là một hình ảnh không đẹp. Công việc cho vay lấy lời là chuyên môn của ngân hàng, nên trả công việc về cho đúng người phụ trách.

Đảng Dân Chủ

Ứng cử viên đảng Dân Chủ, bà Hillary Clinton đưa ra một kế hoạch chi tiết hơn. Ngoài lời hứa sẽ dành $115 tỷ cho chương trình miễn giảm nợ nần, kế hoạch của bà Clinton còn bao gồm những điểm sau:
- Cho những sinh viên vay nợ của chính phủ được refinance với phân lời nhẹ hơn.
- Cho những sinh viên vay nợ tư cũng được refinance với điều kiện tín dụng tốt.
- Tưởng thưởng bằng cách bớt thuế cho những công sở nào thâu nhận sinh viên đang còn phải trả nợ.
- Khuyến khích óc doanh nghiệp của sinh viên bằng cách cho hưởng ba năm hoãn trả nợ nếu đương sự dùng tiền ấy để xây dựng một cơ sở kinh doanh có khả năng thâu nhận được từ 10 tới 20 nhân viên trong giai đoạn đầu.
- Những người mở doanh nghiệp trong những vùng nghèo, hoặc một doanh nghiệp cung cấp phúc lợi xã hội đáng kể sẽ được tha nợ tối đa $17,500 sau 5 năm làm việc.
Kế hoạch trên không nói gì đến số tiền nợ được tha có phải tính thuế hay không, cũng không nói gì đến việc khai phá sản như một biện pháp giải tỏa áp lực cho con nợ. Ngoài việc đặt thêm gánh nặng cho ngân sách quốc gia với khoản chuẩn chi $115 tỷ, việc cổ võ việc dùng số tiền lẽ ra để trả nợ vào việc mở doanh nghiệp là một điều bất trắc, vì rồi ra tiền nợ cũ chưa trả được mà nợ mới lại có thể chồng chất. Đó là điều rất có thể xảy ra với một người sinh viên mới tốt nghiệp, với rất ích kinh nghiệm thực tế về kinh doanh.
Erictran216@yahoo.com

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT