Chuyện Nước Pháp

Mùa hè thưởng ngoạn vườn thú Thánh Giá Thiêng

Wednesday, 05/08/2015 - 07:57:51

Theo bản đồ phát cho tại chỗ, chúng tôi lần dò theo lối chỉ đường mòn màu xanh lá cây, màu xanh da trời, qua đồng nai rộng thênh thang đến động đất hẹp côn trùng, chỗ sói hú, nơi gấu ở v.v... với những chi tiết tại chỗ có chuyên viên hướng dẫn giải thích vào giờ ấn định trước.

Sau thời kỳ nóng nực quá mức độ bình thường, bầu trời mùa hè trở lại như hàng năm khi chúng tôi cùng nhau kéo đi thăm vườn Thánh Giá Thiêng nuôi thú đủ loại, “parc animalier Sainte-Croix”. Cái tên này đến từ huyền thoại Chúa Jésus bị đóng đinh trên đó; nhiều nhà thờ, thánh viện hay làng xóm bên Pháp mang tên như vậy, còn gọi là Thánh Giá Thật,Vraie Croix. Điều thú vị là bên Mỹ cũng có nhiều tiểu bang sử dụng tên thánh vào đền đài hay sông dài (Wisconsin, Maine, Minnesota ...) cũng như tại Bỉ, Canada, đảo Maurice, Thụy Sĩ và Ba Lan.


                             Vườn thú và người viết cùng thân nhân thăm viếng rong chơi mùa hè.

Mỗi năm, người Phápđềuđi nghỉ hè khắp nơi trong và ngoài nước hay họ ở tại chỗ nhưng đi thăm bà con chú bác trong gia đình rải rác gần xa nơi cư trú. Vườn thú chúng tôi hoạch định đi thăm lúc vừa vào hè cho đàn trẻ con giải trí là một trong 10 tư viên-sở thú được phong chức hảo hạng bởi nhóm du lịch Tripadvisor gốc gác từ Hoa Kỳ (trụ sở đặt tại Newton, tiểu bang Massachusettes). Không phải vô căn cứ mà website quốc tế này chọn lựa vườn Thánh Giá Thiêng Liêng. Họ đã tham khảo ý kiến khách hàng sau khi những người này sử dụng khách sạn, quán ăn, nơi có thành phố thuộc vùng đất ra sao và quốc gia tốt xấu thế nào. Năm nay, vườn thú tổ chức kỷ niệm 35 năm thành lập với diện tích rộng 120 ách-ta (1 ha = 10.000 thước vuông) và 1500 con thú nuôi trong điều kiện nửa tự do (semi-liberté) nửa bị giới hạn. Năm nay, 2015, chúng tôi thấy vườn thú bắt đầu thêm trò chơi mới đã có từ lâu bên Mỹ là tổ chức lễ Haloween vào giữa tháng 10 qua đầu tháng 11 với “La Fête des Six-Trouilles”. Danh từ số nhiều “6 nỗi sợ” còn có nghĩa là “quả bí đỏ” tượng trưng cho ngày Lễ Kinh Sợ gốc Hoa Kỳ du nhập vào. Chẳng những thế, còn có trò nhấm nháp thứcăn làm từ... côn trùng (insectes, Cafard Gourmand, con dán ham ăn) thật gớm ghiếc để bắt chước dân Châu Á. Quả đúng như quảng cáo có ghi là một trong những màn mạo hiểm khôn lường!
Chúng tôi còn đọc kỹ tờ quảng cáo trên Mạng để biết rằng ban tổ chức đã cho thành lập thêm 4 loại chỗ ở đặc biệt cho khách du ngoạn (có nhiều dân Đức và một số ít người Mỹ tới thăm, chúng tôi là đám người Việt duy nhất hôm đó, chưa thấy người Nhật hay Trung Hoa). Nghe rất hấp dẫn, nhằm mục đích thưởng thức Cánh Đồng Nai (La plaine des Cerfs) với khoảng 150 con nai, hươu, hoẵng, cừu hoang dại sừng cong sống thoải mái như trong rừng thật giữa một đàn chim hàng trăm con lớn nhỏ tự do bay khắp nơi . Giữa cánh đồng có một khoảng đất trũng biến thành ao đầm lầy đủ cho cò, vịt, chim trời đậu lền khênh đầm ấm cả bầy. Đó là những kiến trúcđơn sơ làm bằng gỗ tốt và chắc, bằng vải thật dầy. Các chỗ ở mới này chỉ được sử dụng vào mùa Nai Hú (Brâme des Cerfs), là mùa tình tự của chúng. Họ dùng hẳn danh từ Mỹ là “lodge” kèm theo tên Anh: Jack London Lodge, tên Hoa Kỳ: Yellowstone Lodge; xong là qua nhà lều da đỏ (Yourte), chòi của kẻ đặt bẫy thú (cabane du trappeur), và hang sói ở (thật ra cho người du khách mạo hiểm). Giá cả rất đắt đỏ và hiếm hoi lại không nhằm lúc nên chúng tôi xin chừa ra.
Trên đường vào - sau khi đoàn xe nhà 2 chiếc chạy ngoằn ngoèo đường nhỏ khoảng 1 giờ - chúng tôi thấy hôm đó trời tốt không có nắng quá chói lọi nên du khách đông nghẹt! Các bãiđậu xeđều chật cứng. Vé vào cửa rất đắt (30 đô la trở lên cho người lớn) nhưng có hề gì khi cái đuôi dài thòng cứ còn hoài từ lúc sáng 10 giờ (cho đến 19 giờ đóng cửa).
Theo bản đồ phát cho tại chỗ, chúng tôi lần dò theo lối chỉ đường mòn màu xanh lá cây, màu xanh da trời, qua đồng nai rộng thênh thang đến động đất hẹp côn trùng, chỗ sói hú, nơi gấu ở v.v... với những chi tiết tại chỗ có chuyên viên hướng dẫn giải thích vào giờ ấn định trước.
Lối vào cửa gần nhất là gặp ngay mấy chú heo rừng lùn xủn mập tròn đen thùi lùi còn gọi là heo Việt Nam trông thật dễ thương. Chúng nó giống như một loại chó con nhỏ, nghe tin nghiên cứu khoa học mới nhất cho rằng heo còn khôn hơn cả chó.
Cạnhđó, chúng tôi gặp hên khiđoàn người ngồi trên xe lửa nhỏ bằng cây chạy thật chậm với cô hướng dẫn đang dừng lại giải thích khá lâu vềđàn hươu trong CánhĐồng Nai. Trước mắt người xem, cả chục con đực lớn đầy sừng cong vểnh cao, oai phong tụ tập ăn cỏ bên cạnh những con tí hon mới lớn và con mẹ gần bên. Máy chụp hình thi nhau được bấm nút mà tôi thấy đa số từ loại điện thoại thông minh cầm tay. Một con cò đi lạc nhưng không sợ hãi, nó theo sau cô gái lái xe để được cho ăn!
Mấy đứa trẻ hỏi tôi có hươu cao cổ nơi đây chăng?Ồ, không.Đây là đất của các chú... sói ! Quảng cáo có nói ngủ đêm sáng dậy mở mắt là thấy sói chào mừng mình trước cửa lều. Khi đi qua “rừng”, tôi tiếc vì đất hơi chật dù sói trắng thật đẹp rồi sói xám (timberwolf) quẩn quanh nên chúng có vẻ rầu rĩ vì bị giới hạn lãnh thổ, cứ đi qua đi lại trong chán chường. Chúng ta giờ nàyđã biết rằng thú hoang bị người bắt nuôi nhốt tù đày trong vườn thú hay gánh xiệc hay bị bệnh nặng về tâm lý thiếu tự do. Chúng lại rơi vào tình trạng chờ choăn mà không còn bản năng săn mồi nên rất dễ chết...
Sauđó, chúng tôiđi vào cácđường mòn xanh và vào nơi có côn trùng. Mấy con... dế cơm làm tôi nhớ nhà! Ngày xưa còn bé, dế cơm chuyên môn đá bọn con nít bắt nó với 2 chiếc càng sau bự khổng lồ làm đau điếng ngón tay. Dân quê miền Nam thì... ăn dế cơm xào dừa ngon lành (ý ẹ !). Qua vùng nhà mấy con chồn xứ Madagascar đuôi rằn ri thật lạ. Gặp cả mấy chú gấu Panda thuộc loại chồn đỏ đang nằm ngủ khoèo trên cành. Thấy đàn rùa đen nhỏ con y hệt nơi chùa Tân Định xưa kia không động đậy trong giấc ngủ mùa hè. Tới nơi có đàn dê được thả tự do theo chân du khách (trang trại Gérald), các em bé nựng nịu dê con không rời tay. Cha mẹ chúng với tay hái trái mận tí hon trên cành cho ăn, dê nhảy cẫng lên đòi thêm (cho phép).
Một đàn kên kên tụ họp nơi gò đất, nhìn kỹ và đọc lời giải thích mới biết chúng bị thương tích saođó mà không bayđược nữa nên vườn thú giữ tạm. Cạnh bên là bầy chim pélican (thằng bè) làm tôi nhớ lại sở thú Sài Gòn (thảo cầm viên) với vườn chim cò đủ loại rất phong phú kèm theo mùi xú uế nồng nặc khó chịu. Xứ Pháp quá lạnh nên chim cò ít ỏi với mùa hè ngắn ngủi.
Bữa dạo chơi được thăng hoa khi cả nhà tạt vào quán barbecue bên đường cho tụi nhỏ ăn thịt nướng thả ga, và có người ăn chay. Chuyện này giống như là quả đất bị hâm nóng, nóng đến lúc phảiăn chayđể tiết kiệm nước khi không có gia súc và giảm hẳn ngành chăn nuôi đắt đỏ làm hại môi trường sống. Ngoài ra còn lòng từ bi với loài vật có tình cảm rất giống với loài người.
Chúng tôi hẹn năm sau sẽ trở lại nơi đây nếu có thể vì mọi người tha hồ đi bộ và với cặp ống dòm quan sát rõ nhiều chi tiết lạ lùng.


Nguyễn Thị Ngọc Diễm

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT