Hoa Kỳ

Mỹ cứu xét luật cấm bán tôm cá có xuất xứ gian lận

Thursday, 24/04/2014 - 08:45:44

Khi thời tiết nóng lên và độ ẩm của South Carolina treo lơ lửng như một tấm chăn sũng nước dọc theo bờ biển, người ta thường tìm thấy một người bán tôm đứng phía sau một chiếc xe vận tải nhỏ đậu bên của đường, với một tấm bảng hiệu viết chữ nguệch ngoạc quảng cáo tôm



Một quán bán hải sản tươi tại North Carolina. Các nhà lập pháp tại nhiều tiểu bang đang cứu xét luật cấm quảng cáo sai lầm về nguồn gốc của hải sản. (Getty Images)

MOUNT PLEASANT, South Carolina - Khi thời tiết nóng lên và độ ẩm của South Carolina treo lơ lửng như một tấm chăn sũng nước dọc theo bờ biển, người ta thường tìm thấy một người bán tôm đứng phía sau một chiếc xe vận tải nhỏ đậu bên của đường, với một tấm bảng hiệu viết chữ nguệch ngoạc quảng cáo tôm ấy là vừa tươi rói vừa là tôm địa phương. Có xác suất là cả hai điều quảng cáo này đều không đúng.

Và cá hồng tươi của địa phương, mà bạn đặt hàng khi bạn ngắm hoàng hôn trên vịnh Mexico từ trên sàn một nơi chỗ bán hải sản ở Florida, hóa ra chẳng tươi và không phải là cá hồng bắt từ vùng này.

Trong một quốc gia mà 92 phần trăm hải sản được nhập cảng và tràn lan nạn dán nhãn gian lận, các nhà lập pháp của cả tiểu bang lẫn liên bang đều xúc tiến việc thông qua những luật, nhằm giúp bảo đảm rằng các khách hàng nhận được đúng loại hải sản họ đang trả tiền để mua.

Một luật về việc dán nhãn hải sản tại Hạ Viện South Carolina quy định rằng điều được quảng cáo là tôm tươi địa phương phải đúng như nó nói, chứ không phải là thứ tôm nhập cảng và đông lạnh. Luật này sẽ cho việc cố ý dán nhãn hải sản gian dối trở thành một tội tiểu hình.

Một dự luật được đệ trình trong năm nay bởi Eric Luedtke, dân biểu tiểu bang Maryland, áp dụng hình phạt đối với việc cố ý dán nhãn sai hải sản, như cua xanh biểu tượng của vịnh Chesapeake Bay. Và trong năm ngoái, thống đốc tiểu bang Washington đã ký một dự luật đòi buộc mọi loại cá và nghêu sò được chế biến phải được dán nhãn bằng tên gọi thông thường của chúng, để tránh gây bối rối cho những người tiêu thụ.

Tại Washington, luật được gọi là đạo luật SAFE Act - viết tắt từ 'the Safety and Fraud Enforcement for Seafood Act' (Đạo Luật Thực Thi Công Lực Đối Với An Toàn Và Gian Lận Hải Sản) - đã được đệ trình ở cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện. Luật này sẽ đòi những thông tin, chẳng hạn như hải sản đã được bắt ở đâu và khi nào, phải đi kèm theo hải sản cho tới lần bán cuối cùng.

Nhóm bảo tồn Oceana báo cáo rằng 33 phần trăm trong số hơn 1,200 mẫu hải sản đã được mua và xét nghiệm trên toàn quốc đều đã bị dán nhãn sai, căn cứ theo những hướng dẫn của cơ quan Quản Trị Thực Phẩm Dược Phẩm Hoa Kỳ. Chỉ có 7 trong số 120 mẫu cá được dánh nhãn là cá hồng thực sự đúng là cá hồng dựa trên xét nghiệm DNA.

Người ta hầu hết khó mà biết được mình nhận được tôm địa phương hay không, theo ông Frank Blum, giám đốc điều hành của Liên Minh Hải Sản Nam Carolina, một nhóm thương mại kỹ nghệ - cho biết.

Ông Blum nói, “Khi bạn đi vào một nhà hàng, bạn có thể bị lừa nếu bạn không biết sinh vật học và biết cách nhận ra các loài khác nhau.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT