Bình Luận

Mỹ đưa quân vào Thái Bình Dương

Monday, 30/05/2016 - 11:56:46

Ngay ngày hôm nay, trong lúc chưa buông ra được cuộc chiến tranh với lực lượng Hồi Giáo quá khích tại Trung Đông, mà Hoa Kỳ đã lại đang sắp dính vào một cuộc chiến tranh khác, với Trung Cộng, chỉ vì bênh vực các nước nhỏ bị Trung Cộng lấn ép.

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Chủ tọa lễ mãn khóa sĩ quan hải quân tại Annapolis, Md., hôm thứ Sáu 27 tháng 5, 2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter nói với 1,076 tân thiếu úy Hải Quân là, trừ một vài ngoại lệ, toàn bộ các sĩ quan mới tốt nghiệp đều được bổ nhiệm về bộ tư lệnh quân khu Thái Bình Dương -nơi chiến trường đang căng thẳng, mặc dù súng chưa nổ.


Lễ tung mũ trong ngày mãn khóa.

Chưa tăng cường, quân số của quân khu này đã nhiều đến 365,000 quân nhân; và Carter nói với trên 1,000 thiếu úy sắp đáo nhậm nhiệm vụ tại đó, “Quý anh, quý chị sẽ thực hiện cuộc canh tân lịch sử Á Châu-Thái Bình Dương, địa phương mà Trung Quốc đang lớn mạnh. Chúng ta quan niệm bất cứ nước nào lớn mạnh cũng là điều tốt, nhưng lớn mạnh rồi hung hãn lại không tốt."

Trung Quốc gây dựng sức mạnh quân sự từ trên 30 năm nay, đặc biệt là sức mạnh về không quân, hải quân và lực lượng hỏa tiễn tầm xa.

Theo chiều dài lịch sử nhân loại từ Hốt Tất Liệt đến Hitler, hai yếu tố “sức mạnh quân sự” và “hung hãn” thường đi đôi với nhau; hễ nước mạnh là lãnh tụ chính trị nghĩ đến việc lấn chiếm lãnh thổ nước khác.
Ngoại lệ của hiện tượng "mạnh rồi lấn đất" là Hoa Kỳ: từ sau Thế Chiến Thứ Nhì, Hoa Kỳ không hề đánh một trận chiến tranh nào với mục đích chiếm đất, mặc dù không lúc nào Hoa Kỳ không vướng bận vào tối thiểu là một cuộc chiến tranh.

Ngay ngày hôm nay, trong lúc chưa buông ra được cuộc chiến tranh với lực lượng Hồi Giáo quá khích tại Trung Đông, mà Hoa Kỳ đã lại đang sắp dính vào một cuộc chiến tranh khác, với Trung Cộng, chỉ vì bênh vực các nước nhỏ bị Trung Cộng lấn ép.

Thái độ Trung Cộng hung hăng lấn chiếm đang xảy ra trên Biển Đông; hai nạn nhân chính là Việt Nam và Phi Luật Tân; trong thế tương quan liên hệ vì lý tưởng cộng sản, chính phủ csVN có phần nhân nhượng Trung Cộng, nhưng Phi Luật Tân đã thẳng tay đưa Trung Cộng ra trước tòa Thường Trực Trọng Tài tại The Hague hôm mùng 7 tháng Bảy, 2015, yêu cầu tòa tuyên án là Trung Cộng không có quyền lấn chiếm lãnh hải Phi Luật Tân.

Bãi cạn Scarborough -một trong nhiều địa điểm Phi coi là lãnh hải của mình- cách Trung Cộng 530 hải lý, và cách Phi Luật Tân 138 hải lý. Thật ra thì đó chỉ là một cục đá không đủ lớn để vài người có chỗ đứng trong cùng một lúc, nhưng Trung Cộng vẫn cứ chiếm vì vị trí chiến lược của nó giúp họ khống chế được những hoạt động phòng thủ bờ biển của Phi Luật Tân, và ngăn cấm không cho ngư phủ Phi ra đánh bắt trên vùng biển mà Phi gọi là Biển Tây, Việt Nam gọi là Biển Đông, và người Tầu gọi là Nam Hải.


Bãi cạn Scarborough chỉ là một cục đá nhỏ không đủ chỗ cho 5 người cùng đứng, bị Trung Cộng
chiếm đóng.

Mới tuần trước, ngày thứ Năm, 26 tháng 5, 2016, tổng thống Phi Luật Tân Benigno “Noynoy” Aquino vẫn còn khẳng định Scarborough là lãnh hải Phi, mặc dù vị tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte chủ trương nhường đảo này cho Trung Cộng.


Trả lời phóng viên CNN, ông Aquino (bên phải) khẳng định Scarborough là hải đảo của Phi Luật Tân.

Trong phiên xử lần thứ nhất, Tòa Trọng Tài Permanent Court of Arbitration chuyển hồ sơ nội vụ lên tòa Trọng Tài cấp cao hơn, trụ sở đặt tại The Hague với đề nghị vô hiệu hóa những đòi hỏi của Trung Cộng nhằm chiếm đoạt lãnh hải các lân quốc trên Biển Đông.

Phiên xử diễn ra dưới hình thức hearings, có sự tham dự của Việt Nam, Nhật, Mã Lai, và Thái Lan với tư cách dự thính. Truyền thông ghi nhận là vụ kiện này có một nét giống vụ Nicaragua kiện Hoa Kỳ -giống ở điểm một nước nhỏ kiện một trong 5 cường quốc thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Ngày 29 tháng Mười, 2015 tòa Trọng Tài tuyên bố có thẩm quyền pháp lý để xét xử vụ án Phi Luật Tân chống Trung Quốc, và nhận 7 trong 15 khiếu nại của Manila; 7 khiếu nại khác liên quan đến việc Trung Quốc hành động trái phép trong lãnh hải Phi sẽ được cứu xét riêng trong một phiên xử khác.

Phản ứng của Trung Cộng khá quyết liệt, hôm 28 tháng 5, 2016, đại sứ Trung Cộng tại Liên Hiệp Quốc Ma Zhaoxu tuyên bố là mọi vấn đề liên quan đến biển Nam Hải phải được giải quyết trong hòa bình và xây dựng qua những cuộc thương lượng trực tiếp giữa những quốc gia láng giềng với nhau.

Lập trường cố hữu, chỉ thương thuyết "tay đôi" với những quốc gia có quyền lợi tranh chấp, giúp Trung Cộng lấn lướt được những lân quốc nhỏ hơn, yếu hơn; tình trạng đó khiến nhiều quốc gia Đông Á, và Đông Nam Á kêu gọi Hoa Kỳ trở lại sân chơi Thái Bình Dương.

Ông Ma Zhaoxu than vãn, “Trung Quốc là nạn nhân trong nhiều vấn đề trên Nam Hải, nhưng vẫn phải tự chế, để bảo vệ nền hòa bình địa phương.”

Hôm 29 tháng 5, 2016, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra bốn điều khẳng định căn bản trong lập trường đối ngoại của họ liên quan đến những vấn đề trên Biển Đông.

Khẳng định thứ nhất là Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận hoặc nhìn nhận một phán xét nào của Tòa Án Quốc Tế liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông. Trung Cộng nói những phán xét đó chỉ là một hình thức khiêu khích chính trị, và Phi Luật Tân không hề muốn giải quyết những va chạm, mà chỉ muốn phủ nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.

Khẳng định thứ nhì là Trung Quốc muốn Hoa Kỳ chấm dứt việc gửi máy bay thám thính vào gần không phận Trung Quốc, vì hành động dọ thám đó đe dọa nền an toàn hàng không và hàng hải của Trung Quốc.
Khẳng định thứ ba là những va chạm của Trung Quốc trên Biển Đông là việc riêng của Trung Quốc với những nước liên hệ, không can dự gì đến những nước khác, nhất là những nước đến Nhật để tham dự hội nghị thượng đỉnh 7 nước -G7.

Khẳng định này nhằm chỉ trích ông Donald Tush, chủ tịch Hội Đồng Âu Châu, vì ông đòi hỏi Hội Nghị G7 phải có một bản tuyên cáo nói rõ quan điểm của nhóm G7 đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
Khẳng định thứ tư của Trung Cộng là mọi toan tính làm tổn thương đến chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc rồi sẽ thất bại.

Được quân sự hóa với sân bay quân sự, hỏa tiễn tầm xa, kho nhiên liệu và những dàn radar cực mạnh, hệ thống hải đảo trên Biển Đông có giá trị của những pháo đài trong một giải Vạn Lý Trường Thành bảo vệ lãnh thổ Trung Quốc và bảo vệ tài sản trong lòng biển và dưới đáy Biển Đông cho người Tầu độc quyền hưởng thụ.

Tổng Thống Obama đã làm yếu được Trung Cộng bằng cuộc “đảo chánh” tại Việt Nam, đổi hướng nhìn của chính phủ cộng sản Việt Nam thôi vọng Bắc Phương, mà nhìn ra Biển Đông tìm cách bảo vệ ngư dân, bảo vệ hải phận và tài nguyên dưới đáy biển.

Ông mở cửa kho chiến cụ cho csVN mua vũ khí cần thiết để tự vệ, công cuộc tự vệ đó vẫn chưa đi đến đâu hết thì ông đã hết nhiệm kỳ; ông còn cho gửi 1,000 tân sĩ quan Hải Quân vào chiến trường Thái Bình Dương -họ không đủ sức làm Trung Cộng thay đổi lập trường.

Nhưng tình hình sẽ thay đổi, lập trường 4 khẳng định của Trung Cộng sẽ bớt găng nếu ông yêu cầu Việt Nam và Phi Luật Tân mỗi nước gửi 200 phi công sang Hoa Kỳ để thực tập sử dụng loại chiến đấu cơ F-16, rồi sau đó hồi hương đem về mỗi nước một phi đoàn gồm 100 chiếc F-16.

Hoa Kỳ đang có 50 không đoàn F-16, mỗi không đoàn 400 chiến đấu cơ loại này; tổng cộng 20,000 chiếc khu trục phản lực tối tân.

Về phía Trung Cộng, họ mới trả $2 tỉ Mỹ kim để mua 24 chiếc khu trục phản lực Sukhoi Su-35 của Nga hôm 20 tháng 11, 2015; chắc chắn họ không muốn những cuộc không chiến trên Biển Đông với những chiếc F-16 do phi công Việc Nam và Phi Luật Tân sử dụng.


Sukhoi Su-35 của Nga


F-16 của Mỹ

Đó là lối thoát hòa bình cho những tranh chấp đang leo thang trên Biển Đông, mà Hoa Kỳ có thể mua với cái giá thấp nhất.
Cách trả lời duy nhất hữu hiệu cho hành động côn đồ của anh trùm du đãng trong xóm là sức mạnh. (nđt)

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT