Kinh Doanh

Mỹ muốn mở rộng quyền hạn ngăn chặn đầu tư từ nước ngoài, nhắm đánh Trung Cộng

Wednesday, 10/10/2018 - 08:04:53

Ủy ban đó đã bắt đầu đẩy mạnh việc xe, xét kỹ lưỡng các thỏa thuận dưới thời chính phủ Trump, khi tổng thống tìm cách dùng một chương trình hành đông “Nước Mỹ ưu tiên” có tính cách bảo hộ thương mại nhiều hơn.


Tòa nhà Bộ Tài Chánh Hoa Kỳ được chụp với ống kính đặc biệt. (Getty Images)


HOA THỊNH ĐỐN - Chính phủ Trump sẽ bắt đầu xem xét tổng quát những kế hoạch đầu tư từ ngoại quốc vào các công ty Hoa Kỳ. Chính phủ sẽ thi hành những quyền hạn mới, có thẩm quyền lớn hơn để ngăn chặn những cuộc giao dịch của các nước khác mà nhất là của Trung Cộng, dựa trên lý do an ninh quốc gia.
Chính phủ Trump đã loan báo hệ thống đánh giá tổng quát này vào ngày thứ Tư. Mục tiêu chính yếu của biện pháp mở rộng là ngăn cản Trung Quốc nắm bắt được công nghệ của Mỹ bằng cách mua lại, đầu tư hoặc hợp tác với các công ty Hoa Kỳ.

Những biện pháp hạn chế đầu tư là nỗ lực mới nhất của Tổng Thống Donald Trump, để trừng phạt Bắc Kinh vì những các thức thực hành thương mại bị xem là thiếu công bằng của Trung Cộng, mà Tòa Bạch Ốc nói là làm tổn thương các công ty Mỹ, bằng cách hạn chế việc tiếp cận vào một số thị trường của Trung Quốc và bắt buộc các công ty phải giao nộp những bí mật và công nghệ thương mại quý giá, coi đó là một điều kiện để kinh doanh ở Trung Quốc.

Hệ thống xem xét đánh giá nghiêm ngặt hơn này được đưa ra, thêm vào những mức thuế mà Mỹ đã áp đặt trên hàng hóa nhập cảnh từ Trung Quốc trị giá $250 tỷ Mỹ kim. Biện pháp ngăn chặn đầu tư nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ cũng gây trầm trọng thêm cho cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.

Theo Bộ Tài Chánh cho biết vào sáng thứ Tư, họ sẽ bắt đầu một chương trình thử nghiệm, sử dụng những quyền hạn mới mà Quốc Hội đã trao cho họ trước đó trong năm nay, khi thông qua Đạo Luật Hiện Đại Hóa Đánh Giá Rủi Ro Đầu Tư Ngoại Quốc (Foreign Investment Risk Review Modernization Act). Luật này mở rộng tầm ảnh hưởng của Ủy Ban Đầu Tư Ngoại Quốc tại Hoa Kỳ (Cfius/ Committee on Foreign Investment in the United States). Đây là một ủy ban liên cơ quan, do Bộ Tài Chánh cầm đầu, có thể ngăn chặn những vụ mua lại công ty, vì lý do an ninh quốc gia. Bộ Tài Chánh đang nhanh chóng tận dụng những phương tiện mới này.
Hiện thời chỉ có những vụ tiếp quản và những cổ phần kiểm soát là có thể được xem xét. Theo chương trình thử nghiệm đó, ủy ban Cfius sẽ có thể xem xét những kế hoạch đầu tư không-nắm-quyền kiểm soát của người ngoại quốc, trong các cơ sở kinh doanh nào của Mỹ tạo ra công nghệ rất quan trọng, vì lý do an ninh quốc gia.

Bắt đầu từ ngày 10 tháng 11, ủy ban đó sẽ có thể xem xét - và ngăn chặn - một thỏa thuận, nếu một nhà đầu tư ngoại quốc nắm giữ một cổ phần trong một cơ sở kinh doanh tạo ra công nghệ nhạy cảm, và nếu nhà đầu tư đó có khả năng truy cập thông tin kỹ thuật không công khai, hoặc tham gia vào việc đưa ra những quyết định về công ty, chẳng hạn như giữ một ghế trong ban giám đốc của công ty.

Thẩm quyền đó sẽ được áp dụng cho những cô sở kinh doanh nào thiết kế hoặc sản xuất công nghệ liên quan đến 27 ngành, trong số đó có viễn thông, bán dẫn và máy điện toán. Các nhà đầu tư ngoại quốc sẽ bị yêu cầu phải nộp những tờ khai thông báo cho ủy ban này về ý định của họ khi thực hiện một cuộc đấu thầu.

Trong một cuộc họp báo với các phóng viên vào tối thứ Ba, các giới chức cao cấp của Bộ Tài Chánh nhấn mạnh rằng chương trình này sẽ không tập trung vào Trung Quốc và sẽ áp dụng cho mọi nhà đầu tư ngoại quốc. Tuy nhiên Tòa Bạch Ốc đang tìm những cách thức ngăn chặn Trung Quốc khai thác công nghệ của Mỹ trong những lãnh vực quan trọng, chẳng hạn như thế hệ kế tiếp của công nghệ vô tuyến được gọi là 5G.
Được thông qua với sự ủng hộ lưỡng đảng, đại luật ấy cho Bộ Tài Chánh thời hạn 18 tháng, để phát triển những quy tắc nhằm thực thi những quyền hạn mới của ủy ban Cfius. Tuy nhiên chương trình được công bố hôm thứ Tư sẽ cho phép các điều khoản của đạo luật này được đưa ra nhanh hơn.

Ủy ban đó đã bắt đầu đẩy mạnh việc xe, xét kỹ lưỡng các thỏa thuận dưới thời chính phủ Trump, khi tổng thống tìm cách dùng một chương trình hành đông “Nước Mỹ ưu tiên” có tính cách bảo hộ thương mại nhiều hơn.

Trước đó trong năm nay, Cfius hủy bỏ một cuộc mua lại và tiếp quản Qualcomm, hãng sản xuất chip ở San Diego, bởi đối thủ cạnh tranh của Singapore là Broadcom, vì lo ngại rằng thỏa thuận đó sẽ gây nguy cơ cho nền an ninh quốc gia, bằng cách tước mất quyền của một hãng Mỹ dẫn đầu ngành viễn thông. Ủy ban cũng từ chối chấp thuận một thỏa thuận trị giá $1.2 tỷ giữa MoneyGram, một công ty chuyển tiền có trụ sở tại Dallas, và Ant Financial, một công ty thanh toán điện tử của Trung Quốc.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT