Thế Giới

Mỹ, Trung Cộng tranh chấp không hẳn vì mậu dịch

Thursday, 11/10/2018 - 10:05:35

Thế nhưng ông Ajay Rajadhyaksha nói, “Đây không phải là Mỹ và hiệp định NAFTA. Đây không phải là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. Mà đây là tầm quan trọng của sự lo lắng của chính phủ Mỹ trước tham vọng làm bá chủ công nghệ của Trung Cộng.”


(Dazeinfo)

SINGAPORE - Đối với giới đầu tư, họ cần biết nguyên do đưa đến sự tranh chấp hiện nay giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh, và một số người cho rằng sự tranh chấp sẽ bớt căng thẳng sau mùa bầu cử tháng 11. Thế nhưng một chuyên gia có uy tín đã khuyên giới đầu tư nên nhìn xa hơn cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.
Lý do?

Ông Ajay Rajadhyaksha là người đứng đầu ban nghiên cứu vĩ mô của cơ sở Barclays. Ông nói với đài CNBC tại Diễn Đàn Barclays Á Châu ở Singapore, rằng một số người suy đoán Tổng Thống Donald Trump có thể muốn gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và cho leo thang hơn nữa, là nhằm đánh lạc hướng dư luận, và nhất là cử tri, trước những vấn đề rắc rối khác của Hoa Kỳ. Nếu tin ở sự đánh lạc hướng này thì họ cho rằng cuộc chiến thương mại sẽ giảm sau mùa bầu cử.

Thế nhưng ông Ajay Rajadhyaksha nói, “Đây không phải là Mỹ và hiệp định NAFTA. Đây không phải là Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu. Mà đây là tầm quan trọng của sự lo lắng của chính phủ Mỹ trước tham vọng làm bá chủ công nghệ của Trung Cộng.”

Ông Ajay tin rằng những xích mích về thương mại sẽ không sớm lắng dịu, mà có thể kéo dài khá lâu.
Vấn đề chuyển giao công nghệ đã phủ bóng đen trên mối quan hệ giữa hai cường quốc kinh tế, với chính phủ Trump lúc đầu đánh thuế vào hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, để trừng phạt Trung Quốc vì những cách thức thương mại mà Hoa Kỳ nói là có liên quan tới việc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ.
Trong khi đó, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang có kế hoạch “Made in China 2025.” Đây là một chiến lược nhằm giúp cho Trung Cộng trở thành một nước đứng đầu trong các ngành kỹ nghệ toàn cầu quan trọng. Trong số những lãnh vực mà Bắc Kinh nhắm tới là không gian công nghệ cao.

Ông Rajadhyaksha nói, “Chính phủ muốn có sự thay đổi căn bản trong cách thức người Trung Quốc đối xử với quyền sở hữu trí tuệ, cách thức họ nói chuyện với các công ty công nghệ đang tìm cách đầu tư vào Trung Quốc. Đây không phải về mức thâm thủng mậu dịch. Nếu chỉ là mậu dịch thì rất dễ giải quyết.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT