Thế Giới

Nam Dương bắn tàu cá Trung Quốc

Tuesday, 21/06/2016 - 07:53:03

Phó Tổng Thống Kalla nói, “Đây không phải là đụng trận chi cả, nhưng chúng tôi nhất quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khu vực.”
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói “chúng tôi phản đối và thúc giục phia Indonesia phải biết kềm chế.”

Chính phủ Indonesia tỏ ra cương quyết khi tuyên bố họ có chủ quyền trên vùng biển đã xảy ra chạm trán giữa chiến hạm Nam Dương và tàu của Trung Quốc mới đây. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc than phiền là một chiến hạm của Indonesia đã bắn vào một tàu đánh cá của Trung Quốc gần quần đảo Natuna Islands khiến 1 ngư phủ Trung Quốc bị thương.
Phó Tổng Thống Jusuf Kalla nói với báo chí rằng “Jakarta đã yêu cầu Bắc Kinh phải tôn trọng chủ quyền của Indonesia trong vùng biển này.” Bộ Tư Lệnh Hải Quân Indonesia cho biết tàu chiến của họ nã đạn cảnh cáo cho nhiều tàu đánh cá của Trung Quốc xâm phạm trái phép và “không có ai bị thương gì cả.”
Đây là lần đụng độ thứ ba trong năm 2016 giữa hai nước trong vùng biển này. Phó Tổng Thống Kalla nói, “Đây không phải là đụng trận chi cả, nhưng chúng tôi nhất quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khu vực.”
Hoa Xuân Oánh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói “chúng tôi phản đối và thúc giục phia Indonesia phải biết kềm chế.”

Trung Quốc: Hội ăn thịt chó bị chỉ trích
Một đại hội ăn thịt chó truyền thống hàng năm đã được khai mạc ở miền nam Trung Quốc, bất kể sự chỉ trích mạnh mẽ từ trong nước cũng như từ nước ngoài nhắm vào sự kiện này. Đại hội diễn ra ở thành phố Yulin trong vòng 10 ngày và người ta ước đoán sẽ có khoảng 10,000 con chó và mèo bị ăn thịt trong khoảng thời gian này.
Những người phản đối cho là “sự kiện văn hóa” này quá dã man và một thỉnh nguyện thư quy tụ 11 triệu chữ ký yêu cầu chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm luôn lễ hội này. Chính quyền địa phương cho biết “không ủng hộ chính thức lễ hội an thịt cầy và lễ hội này do các doanh nhân của thành phố tổ chức.”
Những người tham dự sẽ được thưởng thức trái vải, thịt chó và nhắm rượu đặc sản địa phương. Truyền thống ăn thịt cầy đã có ở Trung Quốc, Nam Hàn và một số quốc gia Đông Nam Á khác từ 500 năm qua vào mùa hè, với sự tin tưởng là ăn thịt chó giải nhiệt và mang lại may mắn.

Mỹ: Thanh niên người Anh định ám sát Trump
Một công dân Anh đã khai với nhân viên mật vụ Hoa Kỳ sau khi bị bắt là anh ta đã lái xe từ California đi Las Vegas vào ngày 16 tháng 6 là để ám sát ông Donald Trump. Thanh niên này tên là Michael Steven Stanford. Anh ta mới ngoài 20 tuổi, mặc áo T-shirt khác với nhiều người.
Có người nhận thấy hành vi của Stanford không bình thường. Anh ta không hề tỏ ra hứng thú khi nghe ông Trump nói chuyện. Đến khi Stanford tìm cách cướp súng của một nhân viên an ninh để bắn Trump thì người ta mới biết anh chàng người Anh này đến tham gia một cuộc gặp gỡ với nhà tỉ phú ở Las Vegas chỉ là để ám sát ông ta.
Standford đã bị bắt trước khi có thể rút được khẩu súng của nhân viên an ninh này, anh ta bị bắt và bị truy tố với tội danh “gây bạo động chốn đông người,” một cáo trạng có thể đưa đến 10 năm tù giam. Stanford đã xuất hiện ở tòa án Nevada và mẹ của anh ta cho tòa án hay anh ta có vấn đề về thần kinh.

Syria: Quỷ IS chặt đầu bé gái, răn đe dân
Nhóm IS đã cho chặt đầu một bé gái mới 4 tuổi, sau đó ép người mẹ phải nhúng tay vào máu của con gái mình và thề trung thành với Thượng Đế. Vụ tàn bạo này diễn ra ở thành phố Raqqa ở Syria.
Thảm trạng đau lòng xảy ra chỉ vì bà mẹ nói trên quá tức giận do con gái 4 tuổi đi chơi ở đâu không chịu về nhà, và bà đã thề với “Thượng Đế sẽ chặt đầu mày nếu ló đầu về nhà.” Câu nói này lọt đến tai bọn IS và chúng liền cho thi hành.
Câu chuyện thương tâm nói trên được một phụ nữ khác đã đào thoát được và đem kể cho đài Al Alam của Iran nghe sau đó. Người phụ nữ yêu cầu không được tiết lộ tên tuổi của mình vì sợ bị IS trả thù.
IS luôn cho áp dụng luật Hồi giáo Sharia trong các thị trấn và thành phố mà chúng chiếm đóng ở Iraq và Syria. Chỉ cần phạm lỗi nhỏ dưới mắt IS là chúng mang luật này ra thi hành nhằm khủng bố dân chúng. Theo lời nhân chứng kể lại, IS đã cho thực hiện vụ chặt đầu em bé công khai ngay giữa quảng trường nổi tiếng là Al-Naeem của thành phố Raqqi.

Anh: Thủ tướng kêu gọi dân bỏ phiếu 'in'
Thủ Tướng David Cameron đã đưa ra lời kêu gọi dân chúng nên bỏ phiếu để ở lại với khối EU vào thứ năm tuần này, trong nỗ lực cuối trước ngày bỏ phiếu diễn ra. Trong một bài nói chuyện hiếm thấy được truyền hình bên ngoài tư dinh của Thủ Tướng, ông Cameron lập lại lời khuyến cáo là sự rời bỏ khối EU sẽ ảnh hưởng trực tiếp nền kinh tế và đe dọa đến an ninh quốc gia.
Ông Cameron nhấn mạnh là “viễn ảnh rời bỏ EU đưa đến các hậu quả rất đáng sợ như ít việc làm hơn, ít đồng minh hơn và giá cả sẽ tăng vọt trong đời sống hàng ngày.” Ông kết luận, “Anh Quốc sẽ không rời bỏ EU đâu.”
Đặc biệt ông Cameron công khai nhắm vào thành phần dân chúng già nua bảo thủ của Anh cứ khăng khăng muốn rời EU như sau, “Quyết định của quý vị sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của chính quý vị và của con em mình.” Các chuyên gia kinh tế cho hay hậu quả xấu sẽ diễn ra ở Anh, Châu Âu và thế giới nếu “out” có số phiếu cao hơn.

Bỉ: Báo động khủng bố ở Brussels
Báo động lớn về khủng bố diễn ra hôm thứ Ba khi một nghi can bị bắt với bom trong người và dự định cho nổ tung một khu thương mại ở thủ đô Brussels. Một nghi can khủng bố khi bị bắt lại mang bom giả trong người là dây nịt có hộp bánh và muối, trong một khu mua sắm ở Brussels.
Tuy nhiên Bộ Trưởng Tư Pháp của Bỉ Koen Geens cho báo chí biết nghi can này có thể có liên hệ đến IS, ông Geens nói, “Mọi chuyện đang được kiểm soát, chúng ta không có lý do gì cả để hoảng loạn.”
Đại diện Chánh Biện Lý của Brussels sau đó ra thông báo cho hay hiện nay các nhà điều tra có khuynh hường xem vụ này chỉ là một lời báo động sai lầm, dù còn quá sớm để khẳng định như thế. Nghi can bị bắt trong khu mua sắm City2. Anh ta mang một dây nịt chứa nhiều hộp bánh biscuits nhỏ và muối, nhưng bề ngoài lại trông giống như chất nổ, khiến khu vực này phải được di tản và các con đường gần đó bị khóa lại.

Phi Luật Tân: Chính phủ hòa giải với phiến quân Hồi
Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte đã có cuộc diện kiến với đại diện của hai nhóm Hồi giáo trong một cuộc họp có tính cách lịch sử nhằm giải quyết các tranh chấp triền miên. Các nhóm Hồi hoạt động ở miền nam tỏ ra ủng hộ giải pháp liên bang cho Phi Luật Tân do ông Duterte chủ trương, vì họ cho là giải pháp này có thể chấm dứt các vụ xung đột ở đảo Mindanao.
Cuộc tranh chấp quyền lực giữa các nhóm Hồi giáo và chính phủ trên hòn đảo lớn thứ nhì của Phi Luật Tân này đã kéo dài 40 năm qua. Được biết các nhóm Hồi giáo cũng đồng thuận nói chuyện với nhau nhằm có tiếng nói chung.
Ông Duterte sẽ chính thức nhậm chức tổng thống vào ngày 30 tháng 6. Trước đây ông nổi tiếng là lãnh đạo có nhiều quyết định cứng rắn và cực đoan khi còn là thị trưởng của thành phố Davao, nhưng thành công trong việc biến Davao thành nơi giàu có. Có vẻ ông Duterte sẽ xem chuyện giải quyết tranh chấp với phiến quân Hồi giáo ở miền nam Phi Luật Tân là ưu tiên khi bắt đầu nhậm chức.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT