Thế Giới

Nạn buôn người, bạo hành vẫn lan tràn trong ngành đánh cá Thái Lan

Monday, 12/02/2018 - 10:49:35

Cuộc điều tra cho thấy rằng các ngư dân, gầu hết là từ Miến Điện và Cam Bốt, vẫn đang là nạn nhân của nạn buôn người, bị làm việc để trả nợ, bị buộc phải làm việc trong những điều kiện dơ bẩn và nguy hiểm, và thường xuyên không được trả lương đúng mức.


Một ngư phủ làm việc trong buồng đông đá trên một chiếc tàu đánh cá vừa cập bến Thái Lan. (Getty Images)

Nạn buôn bán người và cưỡng bức lao động vẫn còn tràn lan khắp ngành đánh cá của Thái Lan, mặc dù chính phủ cam kết cải tổ. Đa số nạn nhân là người Miến Điện hoặc người Cam Bốt.

Tập điều tra dài 134 trang - Chains: Forced Labour and Rights Abuses in Thailands Fishing Industry (Những Sợi Xích Giấu Kín: Lao Động Cưỡng Bức và Vi Phạm Nhân Quyền Trong Ngành Ngư Nghiệp Thái Lan) - được thực hiện bởi tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch) từ năm 2015 tới năm 2017, bằng cách phỏng vấn 248 người đang hoặc đã từng làm việc trong ngành chài lưới, cũng như các chủ tàu và các giới chức Thái Lan.

Cuộc điều tra cho thấy rằng các ngư dân, gầu hết là từ Miến Điện và Cam Bốt, vẫn đang là nạn nhân của nạn buôn người, bị làm việc để trả nợ, bị buộc phải làm việc trong những điều kiện dơ bẩn và nguy hiểm, và thường xuyên không được trả lương đúng mức.

Những điều phát hiện gây xáo trộn này có nghĩa là những người tiêu thụ cá của Thái Lan, ở Anh, Âu Châu, Mỹ,và Nhật Bản, đều không được bảo đảm rằng thực phẩm trên đĩa của họ không được cung cấp bởi những người lao động bị ngược đãi.

Tôm, cá hồng, lươn, cá thu, và cá ngư, nằm trong số những thứ cá được tàu thuyền Thái Lan đánh bắt. Là nước xuất cảng thủy sản lớn nhất thế giới, với giá trị thị trường hàng năm là 6.5 tỷ Mỹ kim, Thái Lan bán hầu hết khối lượng cá của họ cho Mỹ và Nhật Bản. Anh là nước Âu Châu nhập cảng nhiều nhất, trong năm 2015 mua khối lượng cá trị giá khoảng 135 triệu bảng Anh.

Bản phúc trình đó đã được trình bày tại Nghị Viện Âu Châu vào sáng thứ Ba, 23 tháng 1, 2017. Bản phúc trình được đưa ra trong khi Thái Lan tiếp tục gặp phải một lệnh của Liên Hiệp Âu Châu (EU) cấm những chuyến xuất cảng thủy sản Thái Lam, nếu nước này không làm sạch ngành ngư nghiệp.

Sau khi có những bản tin lên án của giới truyền thông về nạn buôn người và bạo hành nhắm vào ngư dân trong năm 2014 và năm 2015, Thái Lan đã bị một tấm “thẻ vàng” cảnh cáo từ Brussels, về các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo và không được điều tiết.

Hoa Kỳ cũng đưa Thái Lan gia vào danh sách theo dõi “Bậc 2,” chỉ một bậc cao hơn từ mức đánh giá tệ nhất, trong bản phúc trình mới nhất của Mỹ về nạn buôn người.

Chính phủ Thái Lan đáp trả bằng cách ban hành một sắc lệnh mới để điều tiết ngành đánh cá, đòi những người di cư phải có giấy tờ hợp pháp và phải được biết về tình trạng của họ sau khi tàu ra đi và trở về hải cảng.

Các công nhân di cư phân loại cá và hải sản được bốc dỡ từ một chiếc tàu đánh cá tại một hải cảng trong tỉnh Samut Sakhon.

Tuy nhiên, các cuộc thanh tra mới phần lớn đều là “cuộc tập tuồng cho việc tiêu thụ quốc tế,” theo Human Rights Watch (HRW) nói.

Các cuộc thanh tra chính thức với 474,334 công nhân thủy sản đã không xác định được một trường hợp lao động cưỡng bức nào. Trong khi đó, ngư dân nói với HRW rằng họ đã làm việc quá sức, các thẻ căn cước của họ đều bị tịch thu, và họ không được phép rời khỏi đó. Zin Met Thet, một người Miến Điện nạn nhân của nạn buôn người.

“Đó là việc tra tấn. Có một lần tôi quá mệt đến nỗi rớt khỏi thuyền, nhưng họ kéo tôi lên lại trên tàu để làm việc tiếp.”

Ông Brad Adams, giám đốc đặc trách Á Châu của HRW, báo động về chuyện bị đánh lừa bởi các quy định không được thực thi công lực. Ông nói, “EU và Hoa Kỳ cần gấp rút tăng áp lực lên Thái Lan để bảo vệ nhân quyền, sức khỏe và sự an toàn của các ngư dân.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT