Thế Giới

NASA khám phá địa cầu Godzilla nặng hơn Trái Đất 17 lần

Saturday, 23/08/2014 - 09:18:16

Godzilla là tên một bộ phim được trình chiếu lần đầu tiên năm 1954, nói về một con quái vật khổng lồ. Các nhà thiên văn vừa định vị được “Godzilla” trong các hành tình giống địa cầu, một hành tinh khổng lồ bằng đá cách trái đất 560 năm ánh sáng.



Hình minh họa của Trung Tâm Thiên Văn Vật Lý Harvard-Smithsonian cho thấy hành tinh Kepler-10c lớn hơn gấp hai lần và nặng gấp 17 lần so với địa cầu của chúng ta.

Godzilla là tên một bộ phim được trình chiếu lần đầu tiên năm 1954, nói về một con quái vật khổng lồ. Các nhà thiên văn vừa định vị được “Godzilla” trong các hành tình giống địa cầu, một hành tinh khổng lồ bằng đá cách trái đất 560 năm ánh sáng. Việc khám phá ra hành tinh này đã làm thay đổi sự hiểu biết của các khoa học gia về nguồn gốc của vũ trụ.

Sứ vụ mang tên Kepler của cơ quan NASA đã khám phá ra quả địa cầu khổng lồ này. Nó nặng gấp 17 lần trái đất của chúng ta. Hành tinh được đặt tên là Kepler-10C có đường kính 29 ngàn cây số, tức là lớn hơn kích thước của trái đất 2.3 lần.

Cho đến gần đây, các nhà thiên văn chưa bao giờ nghĩ rằng một hành tinh bằng đá lại có thể to lớn đến như thế, bởi vì chu vi càng lớn sẽ làm hành tinh thu góp thêm nhiều khí hydro và biến hành tinh trở thành một khối hơi khổng lồ, giống như Mộc Tinh vậy.

Nhà thiên văn Xavier Dumusque của Trung Tâm Vật Lý Thiên Văn Harvard-Smithsonian cho biết, “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra chúng tôi đã tìm ra cái gì.” Nhà nghiên cứu Dimitar Sasselov, giám đốc chương trình nghiên cứu Nguồn Gốc Đời Sống Lúc Sơ Khai của Đại Học Harvard thì nói, “Đây là con quái vật khổng lồ của các địa cầu.”

Sứ vụ Kepler của cơ quan không gian Hoa Kỳ chuyên săn tìm các hành tinh trước đây chỉ tìm thấy vị trí các hành tinh và xếp loại chúng căn cứ trên số lần chúng bay ngang qua trước mặt các ngôi sao của chúng. Người ta không thể biết được chúng là đá hay là hơi.

Nhờ một kính viễn vọng đặc biệt tại Canary Islands mà người ta đo được khối lượng của hành tinh Kepler-10C và xếp nó vào loại hành tinh siêu địa cầu và thuộc họ Hải Vương Tinh (Neptune) nhỏ ngoài hệ thống mặt trời của chúng ta. Hành tinh này lớn hơn trái đất và nhỏ hơn loại Hải Vương Tinh có mật độ hơi khí dày đặc. Các chuyên viên cho rằng Kepler-10C có mật độ dày đặc cao hơn nguời ta trông đợi, và phải xếp nó vào một loại mới. Trong tương lai có thể còn nhiều hành tinh khác thuộc loại này.

Kepler-10c bay chung quanh một mặt trời mỗi 45 ngày, và như vậy có lẽ không quá nóng để người ta có thể sống được. Tiến sĩ Dumusque cho biết Kepler-10c không mất bầu khí quyển của nó qua thời gian. Khối lượng của nó đủ để giữ bầu khí quyển nếu nó có.

Kepler-10c nằm trong một hệ thống hành tinh trong đó có Kepler-10b, một điạ cầu đầy dung nham núi lửa, quay chung quanh một quỹ đạo trong 20 giờ. Các khoa học gia cho rằng hệ thống Kepler-10 có từ 11 tỉ năm trước và được tạo ra sau vu nổ Big Bang 3 tỉ năm.

Điều đó có nghĩa là vũ trụ có thể đưọc cấu tạo bằng những khối đá khổng lồ ngay cả khi các nguyên tố nặng như silicon và sắt còn đang khai hiếm. Vũ trụ lúc ban đầu chỉ toàn là khí hydro và helum.
Giáo sư Sasselov nói rằng, “Kepler-10c cho thấy rằng các hành tinh bằng đá được tạo ra sớm hơn chúng ta tưởng.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT