Phóng Sự

Nghề Medical Billing và Coding (kỳ cuối)

Sunday, 07/05/2017 - 11:06:24

Một bệnh nhân ở New York bị cưa máy chặt đứt một ngón tay. Ông ta được đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện. Bác sĩ nối lại ngón tay bị chặt đứt, và tính ông $83,000 vì vị y sĩ này không thuộc trong network của bệnh viện.

Bài BĂNG HUYỀN

Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

Giới thiệu công việc của Supervisor Medical Billing, chị K. N là Supervisor tại bệnh viện UCI chuyên về Medical Billing cho bệnh nhân bảo hiểm Medicare cho biết, nếu người làm Medical Billing chỉ chịu trách nhiệm bao nhiêu bill mà họ được giao, thì công việc của supervisor là trông coi hệ thống máy điện toán (vì các bill được thực hiện trên máy điện toán và gửi đi bằng thư điện tử) nếu system có hư hay trục trặc, phải gọi cho IT đến sửa. Phải xem nhân viên có gửi bill đúng quy định trong ngày hôm đó không.
Theo chị K. N những năm gần đây phần Medical Billing và Coding đều được thực hiện trên máy điện toán, vì vậy nếu bệnh viện có nhiều người giỏi, set up hệ thống đủ tiêu chuẩn, thì những người Billing không phải kiểm tra nhiều. Chỉ kiểm tra số tiền đã được ghi lại có đủ không thôi.


Medical Billing và Coding

Vì ở bệnh viện đã set up hệ thống sẵn hết rồi, những code đó sẽ vô bill, người làm bill sẽ coi những số này đúng chưa, vì sau khi coding xong, người billing xem lại số tiền bill, nếu mọi thứ đúng chuẩn, không sai hay thiếu gì thì sẽ được chuyển đi thẳng đến công ty bảo hiểm bằng thư điện tử, còn nếu có sai hay thiếu thì hệ thống computer sẽ báo lỗi, bill đó sẽ phải được xem lại sửa chữa rồi mới chuyển đi.

Từ một nhân viên billing khi mới ra nghề, vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm, cũng nhờ chịu khó và sáng trí, cẩn thận, kỹ lưỡng, nên ngay khi còn làm ở bệnh viện đầu tiên (bệnh viện Newport Specialty Hospital ở Tustin, đây là bệnh viện thuộc một tổ hợp bệnh viện lớn Pacific Health Corp, gồm có tất cả 6 bệnh viện lớn nhỏ và đủ loại dịch vụ) chị K. N đã được ban giám đốc tin tưởng giao cho làm leader, rồi làm Supervisor.

Chị K. N chia sẻ, “Làm Supervisor đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, thật ra khi còn làm người billing, tôi tự học, luôn xem tại sao những claim không được trả, coi lại các hồ sơ để tìm ra lý do tại sao công ty bảo hiểm từ chối trả tiền, sau khi sửa lại và kiện công ty bảo hiểm để lấy lại được số tiền đó cho bệnh viện, nên tôi được giao cho làm leader, rồi được lên làm Supervisor.”

Chị K. N nói, “Người supervisor phải biết run report, phải coi qua các bill đã được gửi đi chưa, những người biller có làm đủ tiêu chuẩn được giao hay không. Đòi hỏi người supervisor phải biết đọc các giấy tờ như hồ sơ bệnh án, cũng phải biết qua coding, vì nhiều khi những người coder quên code chưa đủ, thì system sẽ báo là dịch vụ này còn thiếu code gì đó, khi đó yêu cầu người billing phải gửi trả lại cho bên bộ phận coding bổ sung, còn nếu người billing bỏ qua, thì đó là lỗi của người billing, vì khi gửi ra công ty bảo hiểm, sẽ không được trả tiền, do thiếu code. Hoặc mình cần coi lại bệnh án của bệnh nhân để biết chắc chắn là đã bill đúng những bệnh đó… vân vân. Nói chung công việc chính của Supervisor là kiểm tra hằng ngày để chắc chắn tiền vào càng nhiều, tiền ra càng ít càng tốt.”

Thời gian làm supervisor tại bệnh viện cũ, văn phòng chị K.N phụ trách gồm 15 người làm billing, đây là phòng chuyên tính các medical billing cho tất cả các bảo hiểm (bảo hiểm của chính phủ, bảo hiểm tư nhân) vì nó nhỏ. Nhưng tại bệnh viện UCI, vì là bệnh viện lớn, đông bệnh nhân, nên có nhiều phòng billing khác nhau, có phòng billing chuyên về Medicare (do chị K. N làm supervisor có 11 nhân viên), có phòng chuyên về Medical, có phòng chuyên billing các bảo hiểm tư, văn phòng chuyên thu tiền bảo hiểm chính phủ, văn phòng chuyên thu tiền từ các hãng bảo hiểm tư và bệnh nhân phải trả thêm tiền copay hoặc deductible.

Điều kiện cần có của người làm Medical Billing và Coding

Theo chị K.N, người làm nghề Medical Billing và Medical Coding phải thật cẩn thận, chi tiết, nhiệt tình, và thật nhẫn nại. Người làm cần phải biết tổ chức, cẩn thận từng chi tiết khi bill để đừng làm sai. Vì những sai sót khi bill có thể liên quan tới credit của bệnh nhân (trường hợp bệnh nhân phải bù thêm tiền) hoặc có thể sẽ không mang lại cho công ty đủ tiền như đã hoạch sẵn. Nhiều khi cũng có nhiều hồ sơ bệnh án rất khó khăn, nếu mình không có những yếu tố như trên sẽ dễ dàng làm việc sơ xuất, cũng có thể mất việc hoặc có thể dẫn đến phạm luật.”

Chị K. N cho biết, mỗi bệnh viện đều có hợp đồng riêng với các công ty bảo hiểm khác nhau, không bệnh viện nào giống bệnh viện nào. Ví dụ bệnh viện A có 100 bệnh nhân mỗi tháng thì hợp đồng với bảo hiểm là mỗi code trên bill sẽ được trả bao nhiêu tiền, còn bệnh viện B có 1,000 bệnh nhân một tháng, do có nhiều bệnh nhân hơn, công ty bảo hiểm sẽ trả cho nhiều tiền hơn. Vì vậy số tiền bill của các bệnh viện sẽ tùy theo có nhiều dịch vụ và bệnh nhân hay không.

Do phần từng dịch vụ sẽ được bảo hiểm trả bao nhiêu tiền đã có giá hết rồi, người bill không thể nào đòi được hơn số tiền mà công ty bảo hiểm quy định. Nên một người billing giỏi là người hoàn thành bill chính xác, không sai và thiếu chi tiết nào và nhanh chóng gửi đi, cũng như phải biết cách thương lượng với bảo hiểm, nếu công ty bảo hiểm không chịu trả, thì người bill giỏi phải thuyết phục công ty bảo hiểm phải trả với những lý do chính đáng, chứ không cần phải là người có “mánh khóe” gì hết.

Chị K. N cũng cho biết là thông thường mỗi bệnh viện đều có những khu chữa trị có các giá tiền khác nhau. Có khu có giá tiền bình dân, có khu dành cho người có tiền, chẳng hạn có phòng để bệnh nhân ở lại chăm sóc phải trả mười ngàn một đêm, vì trong đó được trang bị cao cấp như khách sạn hạng sang, có thực phẩm ngon hơn.

Vì vậy theo chị K. N, bệnh nhân và thân nhân cần biết rõ những dịch vụ tại bệnh viện để tránh bị trả nhiều tiền nếu bảo hiểm của mình không chi trả toàn bộ các dịch vụ.

Để kết thúc bài viết này, người viết xin được trích lại bài phóng sự điều tra “Vì sao phí tổn bệnh viện ở Mỹ quá đắt” của Kimberly Hiss trên Readers Digest tháng 9 năm 2012, được Nguyễn Minh Tâm lược dịch và phổ biến trên mạng. Bài báo này nêu rất chi tiết về cách tính tiền của bệnh viện và đưa ra những lời khuyên rất hữu ích để giúp bệnh nhân và thân nhân tiết kiệm được tiền bạc rất nhiều.
Tác giả bài báo đưa ra nhận xét:

Giá tiền do bệnh viện tính tiền vô cùng phức tạp, khó hiểu
Khi chuyên gia kỹ nghệ bệnh viện cho rằng việc tính toán giá tiền của bệnh viện là chuyên quyết, họ tự ấn định lấy, không do luật pháp qui định, chúng ta bèn đặt câu hỏi: Như vậy, họ tính tiền bệnh nhân dựa trên tiêu chuẩn nào? Năm bệnh viện từ chối đưa ra lời bình luận, hay không trả lời. Chỉ có một mình ông Murray Askinazi, Phó Chủ tịch kỳ cựu, và là sáng lập viên bệnh viện Lawrence Hospital Center ở Bronxville, New York đưa ra lời giải thích như sau, “Lấy ví dụ một bệnh nhân cần làm MRI, chụp hình cơ phận trong người để truy tìm căn bệnh, giá cả phí tổn làm MRI tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tiền mua sắm, thuê bao thiết bị, tiền bảo trì thiết bị hao mòn, tiền trả lương nhân viên điều khiển máy, bào trì nhiệt độ thích hợp cho máy móc, tiền chùi dọn nơi đặt máy, tiền so chiếu với các bệnh viện khác trong vùng, tiền chi phí chung của bệnh viện, và tiền mua bảo hiểm trong trường hợp bị kiện cáo (malpractice insurance).

Điều đáng ngạc nhiên là giá tiền phải trả cho cùng một dịch vụ y tế khác nhau kinh khủng giữa bệnh viện này với bệnh viện kia. Ví dụ theo tài liệu Văn Khố Y Khoa Nội Thương- Archives of Internal Medicine giá tiền cắt ruột thừa bị viêm, appendicitis, tại 289 trung tâm y khoa ở California, có thể ở mức thấp là $1,529 hay thật là cao lên đến $183,000. Riêng tại thành phố San Francisco, sự sai biệt giữa nơi tính giá thấp với nơi tính giá cao là $172,000.

Nhưng giá biểu tính tiền của bệnh viện chỉ trở thành một vấn đề trong một phạm vi nào đó thôi, bởi vì nhiều trường hợp tốn phí đó được công ty bảo hiểm gánh bớt. Những con số tính tiền được thương lượng lại tùy theo loại bảo hiểm được ký kết sẽ bồi hoàn cho bệnh viện là bao nhiêu, nhân danh bệnh nhân. (Ông Askinazi còn cho biết thêm rằng giá biểu Medical và Medicaid trả cho bệnh viện thấp lắm, vì vậy nhiều khi bệnh viện phải đòi giá biểu đắt của các bệnh nhân có bảo hiểm thương mại, trả hậu hĩ hơn, bù đắp cho khoản tiền trả ít của Mediacal, hay Medicaid).

Bây giờ bước sang trường hợp bệnh nhân nằm điều trị trong bệnh viện, tất cả các yếu tố trên được đem ra áp dụng để tính thành tiền. Nó trở nên rối tung như mớ bòng bong. Mọi dịch vụ do nhà thương thực hiện, từ chụp hình quang tuyến sang đến chẩn bệnh đều được tính thành tiền với đủ những yếu tổ kể trên. Mỗi nhà thương tính một kiểu khác nhau. Trong phạm vi của bệnh viện, mỗi phòng chữa bệnh lại có giá biểu khác nhau, phòng gỉai phẫu khác với phòng chăm sóc thường. Cuối cùng, số tiền phí tổn bệnh viện được viết trong bảng chiết tính gửi cho bệnh nhân, và cho công ty bảo hiểm.

Kỹ thuật y khoa ngày càng tiến bộ, tiền phải trả cho bệnh viện càng tăng lên cao. Bà Palmer kể câu chuyện về một bệnh nhân ở Louisville, Kentucky kinh ngạc khi ông ta nhận giấy tính tiền $45,330 để giải phẫu tuyến tiền liệt (prostate), và hãng bảo hiểm của ông chỉ trả có $4,485 mà thôi. Phòng chiết tính y phí nói với bệnh nhân rằng sở dĩ ông bị tính giá cao vì ông được áp dụng phương pháp giải phẫu mới bằng máy robot, và ông phải trả nhiều hơn để bù đắp chi phí mua thiết bị mới.”

Lời khuyên để bệnh nhân tiết kiệm tiền

“Chịu Khó Tìm Hiểu Nhiều Nơi Chữa Bệnh Khác Nhau: So sánh giá cả giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền. Ông Jeffrey Rice của tổ chức Healthcare Blue Book khuyên chúng ta như sau, “Khi dự tính lấy hẹn chữa bệnh, bạn nên nói với bệnh viện rõ tôi có loại bảo hiểm như thế này, tôi cần bệnh viện chữa trị một căn bệnh, hay một cuộc giải phẫu sẽ tốn bao nhiêu tiền. Nếu bệnh viện tỏ ra ngần ngại không muốn bàn thêm, đó là dấu hiệu bạn đang gặp một nơi không tốt. Bạn nên hỏi thăm thêm vài ba chỗ, thế nào bạn cũng sẽ tìm ra một nơi rẻ và tốt..” Muốn biết cơ sở nào có giá hạ vừa phải, bạn có thể vào trong website của healthcarebluebook.com để tham khảo, sẽ biết thế nào là gí a “phải chăng, tùy theo zip code nơi bạn cư ngụ..” Ngoài ra, bạn cũng có thể vào website của FAIR Health (fairhealthconsumer.org) để biết giá cả bệnh viện tính theo vùng, và hãng bảo hiểm sẽ bồi hoàn bao nhiêu.

“Tìm Hiểu Thêm Về Loại Bảo Hiểm Bạn Đang Có: Để có thêm dự đoán chính xác về phí tổn, bạn nên tìm hiểu về chính loại bảo hiểm bạn đang có. Bà Nancy Metcalf, chủ bút của Consumer Reports chuyên về phí tổn y tế khuyên chúng ta nên nghiên cứu trong website của công ty bảo hiểm sẽ biết chi phí dành cho hội viên phải trả là bao nhiêu.

Không phải bác sĩ nào cũng làm trong network

Nhiều bác sĩ làm riêng, độc lập. Vì vậy họ tính tiền theo cách riêng của họ, và đòi nhà thương thu tiền giúp. Vì vậy, không phải bác sĩ nào làm việc trong bệnh viện cũng thuộc trong hệ thống được bảo hiểm đài thọ. Bạn phải hỏi cho rõ người y sĩ giải phẫu hay trị liệu cho bạn có nằm trong network của hợp đồng bảo hiểm bạn có hay không? Thông thường bác sĩ ở trong network tính giá rẻ hơn bác sĩ ở ngoài network.

Một bệnh nhân ở New York bị cưa máy chặt đứt một ngón tay. Ông ta được đưa đến phòng cấp cứu của bệnh viện. Bác sĩ nối lại ngón tay bị chặt đứt, và tính ông $83,000 vì vị y sĩ này không thuộc trong network của bệnh viện.

Bệnh viện chữa trị có thể không biết, và không có nhiệm vụ phải báo cho bệnh nhân biết người bác sĩ có nằm trong network hay không. Vì vậy, trước khi điều trị, bạn nên hỏi cho rõ người y sĩ có thuộc trong network hay không?”
(bh)



Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT