Người Việt Khắp Nơi

Nghệ sĩ gốc Việt triển lãm về loài thú có nguy cơ bị tuyệt chủng tại thành phố ăn thịt nhiều nhất thế giới

Sunday, 08/07/2018 - 10:39:46

Anh nhận thấy tình trạng thiếu cảm xúc này là kỳ lạ, vì người Á Châu lại có sự tôn kính đối với các loài động vật trong thần thoại và sức mạnh huyền bí được gắn liền với chúng dẫn đến niềm tin, phi khoa học nhưng vững chắc, rằng những thứ như sừng tê giác và vảy tê tê có thể chữa được... bệnh ung thư.


Hình ảnh con tê tê với tựa đề “Sự mâu thuẫn trong niềm tín ngưỡng của chúng ta” của Tuấn Andrew Nguyễn. (Tuấn Andrew Nguyễn)

Sau khi xem Le Sang des Bêtes (Máu Dã Thú), một phim tài liệu ngắn của Georges Franju thực hiện 1949, chiếu những cảnh rùng rợn về việc giết mổ ngựa và bò trong những trại sát sanh, anh Tuấn Andrew Nguyễn, 42 tuổi, đã phải ngưng ăn thịt trong nhiều tháng.
 

Hình ảnh con tê tê với tựa đề “Sự mâu thuẫn trong niềm tín ngưỡng của chúng ta” của Tuấn Andrew Nguyễn. (SCMP)

Giờ đây anh cũng có một video do chính thực hiện và đang được trình chiếu tại Hồng Kông. Đây là một phần của một cuộc triển lãm cá nhân, bằng những phương tiện truyền thông hỗn hợp, về các loài động vật đang gặp nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam. Cuộc triển lãm này sẽ đóng góp vào việc khiến một số người ở Hồng Kông cảm thấy tội lỗi và ghê sợ sự ăn thịt của họ. Hồng Kông chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới, tính theo đầu người, về việc tiêu thụ thịt và hải sản.

Trong cuộn video có tựa đề là My Ailing Beliefs Can Cure Your Wretched Desires (Niềm Tin Yếu Ớt Của Tôi Có Thể Chữa Lành Ước Muốn Khốn Khổ Của Bạn) (năm 2017) - cũng là nhan đề của cuộc triển lãm. Trong video giả tưởng, người ta nghe tiếng nói của hai vong linh động vật tranh luận về tội lỗi của loài người, về việc loài người việc hủy diệt thiên nhiên nhiên trong lịch sử Việt Nam.

Một giọng nói là của những con tê giác Javan cuối cùng, bị giết bởi những kẻ săn trộm ở Việt Nam trong năm 2010. Giọng kia là Cụ Rùa, một con rùa rất già đã chết ở hồ Hoàn Kiếm tại Hà Nội vào năm 2016. Một số người Việt Nam tin rằng đó là hậu duệ của con Rùa Vàng huyền thoại, từng cho vua Lê Lợi mượn một thanh kiếm huyền bí để giúp nhà vua đánh bại người Trung Hoa trong thế kỷ 15.

Hai vong linh đưa ra những quan điểm đối lập, xen giữa những cảnh tương phản từ cuộc sống có thực được chiếu trên hai màn ảnh truyền hình. Những bức ảnh đẹp và rộng lớn của các khu rừng ở Việt Nam, nơi có được sự đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới, tương phản với những chiếc sọ của các loài động vật tuyệt chủng được trưng bày trong một bảo tàng viện, một con cọp đi tới lui trong chuồng, những hình ảnh khủng khiếp của gia súc bị giết và phanh xác trong lò mổ, những con vạc con - dường như vẫn còn sống - bị nhổ lông, trước khi bị hai người phụ nữ nướng trên một cái hố tạm thời trên một cánh đồng.

Sự chuyển đổi từ cảnh nông thôn xinh đẹp sang cảnh man rợ có thể gây kinh động trong video cho Tuấn Andrew Nguyễn thực hiện.
 

(YouTube)

Tuấn Andrew Nguyễn chào đời tại Sài Gòn năm 1976. Gia đình anh vượt biển năm 1979.
Anh đã khôn lớn và sống phần lớn cuộc đời tại California, tốt nghiệp ngành Mỹ Thuật tại trường University of Irvine năm 1999, về Việt Nam sinh sống từ năm 2004. Đến năm 2017 thì anh mới bắt đầu thực hiện tác phẩm này để nói lên mối quan hệ phức tạp của người Việt Nam với loài vật.

Đó là một mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn. Chẳng hạn, vì những xung đột trong lịch sử, người Việt có ác cảm đối với người Trung Hoa, nhưng người Việt Nam lại tương đương với người Trung Hoa ở một thói tính đạt đến mức kỷ lục, trong việc săn lùng những động vật quý hiếm và dùng cho những mục đích sinh lý sai lầm.

Cuộc triển lãm của Tuấn Andrew Nguyễn có ý nghĩ tại Hồng Kông, trong các yếu tố văn hóa và kinh tế. Mỗi ngày, những hình ảnh tương tự như cảnh giết mổ trong video của Tuấn đều được nhìn thấy trong những ngôi chợ bán thú sống tại Hồng Kông. Những người bán thịt thoải mái vứt hàng đống lòng ruột súc vật ra trên vỉa hè, và cá được đánh vảy khi chúng còn đang sống. Môi trường hoàn toàn mất hết cảm tính con người này được thể hiện trong video của Tuần. Tuy nhiên, anh cũng nói rằng sự giết chóc loài vật cho loài người tiêu thụ cũng xảy ra tương tự ở Tây Phương, nhưng người tiêu thụ không thấy thú vật bị giết như ở Hồng Kông và Việt Nam.

Anh nhận thấy tình trạng thiếu cảm xúc này là kỳ lạ, vì người Á Châu lại có sự tôn kính đối với các loài động vật trong thần thoại và sức mạnh huyền bí được gắn liền với chúng dẫn đến niềm tin, phi khoa học nhưng vững chắc, rằng những thứ như sừng tê giác và vảy tê tê có thể chữa được... bệnh ung thư.

Anh cũng đưa ra một điều lạ khác trong cuộc triển lãm, là ở Á Châu có rất nhiều người tin sự luân hồi, nhưng niềm tin đó không ngăn cản sự đối xử tàn ác với động vật. Điều đó được phản ảnh trong tác phẩm The Irony of Our Worship (con tê tê)/ The Revolutionary Reincarnated As A Pangolin (Sự trớ trêu của việc thờ phượng của chúng ta / Người cách mạng hóa kiếp thành con tê tê) có dạng một bàn thờ tổ tiên theo truyền thống, tôn vinh một con tê tê cầm một tấm biểu ngữ phản đối có viết câu “Thà Chết Hơn Là Tuyệt Chủng.”

Tuấn Andrew Nguyễn tin rằng Trung Quốc và Việt Nam còn có chung với nhau một đặc điểm khác. Cả hai nước đều bị nhiễm bệnh pleonexia đối với thú vật. Đây là một từ ngữ mà anh dùng để mô tả một hình thức cực đoan của lòng tham lam, được nuôi dưỡng không những chỉ bởi sự cần thiết hay nền kinh tế, mà còn bởi một sự kết hợp của các hệ thống tín ngưỡng, các truyền thống, và nền chính trị.

Hai biế cố thúc đẩy các tác phẩm của Tuấn: Vụ giết chết con tê giác Java cuối cùng, và việc xả chất độc gây ô nhiễm ở quy mô lớn từ một nhà máy ở miền Trung Việt Nam trong năm 2016, giết chết hàng triệu con cá, xác cá bị cuốn trôi trên nhiều dặm đường bờ biển.

Tác phẩm của anh, lần đầu tiên được trưng bài tại The Armory Show ở New York hồi năm ngoái, không phải là hoạt động tranh đấu, theo anh nhấn mạnh. Cho dù làm việc một mình, hay là một phần của tập thể nghệ thuật được gọi là Propeller Group, Tuấn Andrew Nguyễn nói rằng công việc của anh luôn đi theo một làn ranh mỏng manh, giữa việc tham gia chính trị và tính cách phản ảnh.
Anh giải thích, “Tôi muốn khẩn khoản xin người ta hãy nhìn và đặt câu hỏi.”

Tiết mục nghệ thuật đương đại đầu tay tại Tai Kwun đã tận dụng tối đa địa điểm này.
Anh nói thêm, “Tôi không làm gì để châm biếm cả. Mọi thứ tự nó đã đây những mâu thuẫn. Việc làm của tôi là lôi ra cho người ta thấy.”

“My Ailing Beliefs Can Cure Your Wretched Desires” của Tuấn Andrew Nguyễn tại Phòng Triển Lãm 10 Chancery Lane, Central, từ thứ Ba tới thứ Bảy, từ 10 giờ sáng tới 6 giờ chiếu. Cuộc triển lãm kéo dài từ nay cho đến ngày 28 tháng Tám, 2018.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT