Chuyện Nước Pháp

Người anh hùng yêu nước chống thực dân: danh nhân Trần Văn Thạch (hết)

Wednesday, 30/09/2015 - 08:31:17

Ngoài tên ngôi trường trung học ở Sài Gòn, còn có cùng cái tên cho một đại lộ lớn dẫn đến dinh Độc Lập. Về sau, đường Chasseloup-Laubat được đổi tên là Hồng Thập Tự rồi Xô Viết Nghệ Tĩnh và sau cùng là Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay.

Ông sinh quán tại Chợ Lớn năm 1905, gốc gác gia đình tiểu công chức và học giỏi nên được chọn vào trường Chasseloup-Laubat (sau đổi tên là Jean Jacques Rousseau, một triết gia Pháp và hiện nay là Lê Quý Đôn). Ngôi trường này lúc đó hoàn toàn rập khuôn bên “mẫu quốc” nên chương trình giảng dạy chỉ dùng tiếng Pháp. Ông đậu tú tài hạng ưu năm 1925 và cuối năm thì lập gia đình với bà Nguyễn Thị Ba rồi qua năm 1926 thì cả hai cùng với anh em ruột bên vợ sang Pháp. Ông ghi tên vào đại học nơi đây trong vòng 4 năm (1926-1930).


Một tài liệu trên mạng ghi chép danh nhân đã từng học nơi đây có tên ông Tạ Thu Thâu nhưng lại thiếu sót ông Trần Văn Thạch. Hai ông đều chịu ảnh hưởng Đệ Tứ quốc tế cộng sản và cùng hoạt động bên nhau lâu dài để rồi cùng bị nhóm Đệ Tam quốc tế ám hại cùng năm 1945. Riêng nhân vật Chasseloup-Laubat là 1 vị công tước nguồn gốc vua chúa ngày xưa đã áp đặt chế độ đô hộ lên nước Cam Bốt và Đông Dương. Ngoài tên ngôi trường trung học ở Sài Gòn, còn có cùng cái tên cho một đại lộ lớn dẫn đến dinh Độc Lập. Về sau, đường Chasseloup-Laubat được đổi tên là Hồng Thập Tự rồi Xô Viết Nghệ Tĩnh và sau cùng là Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay.

Trong thời gian cư ngụ tại Pháp, ông Thạch trước tiên ở tỉnh Toulouse được 1 năm và 3 năm còn lại ông ở thủ đô Paris tiếp tục chương trình học rồi tốt nghiệp cử nhân văn chương tại đại học Sorbonne. Ông về nước năm 1930. Với hiền thê, họ đã có 5 người con trong vòng 10 năm thì vợ ông mất lúc ông 32 tuổi. Ông tái giá với bà thứ nhì vốn là hiền mẫu của nữ tác giả Trần Mỹ Châu (sinh năm 1938) và cô em gái mất sớm khi vừa 20 tuổi. Mỹ Châu là một cô gái ưu tú, tốt nghiệp đại học sư phạm rồi sau di cư qua Canada sinh sống cho đến giờ. Bà có về thăm mẹ ruột nhiều lần, cụ đã sống tuổi thượng thọ dù bị Tây tra tấn làm mất trí nhẹ một thời gian khá dài. Cụ bà cũng là dân trí thức, ngồi riêng một bàn buya rô cạnh chồng và kể lại: “mạnh ai nấy viết, tới giờ có người tới lấy bài; viết toàn bằng tiếng Tây không hà”! Ông Trần Văn Thạch sau khi về nước làm nghề giáo sư Pháp Văn bậc trung học, làm báo chí tiến bộ Việt-Nam (khuynh hướng chống Pháp, ủng hộ sự độc lập của quê hương…). Hai quyển sách giáo khoa ông đã soạn ra là “Học làm Pháp văn” và “le Français correct” được xem như những tài liệu bổ ích giúp ngườI học nắm vững cả hai thứ tiếng Pháp và Việt.

Tờ báo “La Lutte” (Cuộc tranh đấu) ra đời năm 1933 vì lúc đó xin giấy phép rất dễ trong vùng đất thuộc địa Nam Kỳ dùng văn chương tiếng Pháp. Đó là lúc bầu cử cho những người đại diện dân lao động nên cần có một dụng cụ tuyên truyền chính đáng, vì vậy tờ báo xuất hiện đúng lúc đúng thời và gây nhiều tiếng vang tốt đẹp. Bộ biên tập gồm nhiều tác giả yêu nước có tài và dĩ nhiên là chống Pháp để bênh vực quyền lợi người lao động cực khổ lương thấp, người nghèo, sự phân biệt đối xử bất công Tây-Ta v.v…
Ông Thạch phụ trách tiết mục “Những cây đinh nhỏ” (Petits clous) chuyên môn “châm biếm, chỉ trích chính sách cai trị, những nhân vật cầm quyền thời đó của Pháp thật là chua cay mà tế nhị; với một bút pháp tinh vi, nhẹ nhàng mà nhức nhối cho những người nào bị Thạch châm biếm, nhức nhối khó chịu như bị đinh đóng vào người. Viết Pháp văn mà văn phạm không thua gì tiếng mẹ đẻ của thực dân, trái lại tinh túy, sắc bén còn hơn nhiều. Cú pháp, từ ngữ, điển cố dùng thật là chính xác hơn Pháp. Bút pháp già dặn hơn, ý nhị hơn. Thực dân Pháp ghét cay ghét đắng tờ “La Lutte” nhưng lại rất thích tiết mục này, có người mua tờ báo chỉ để đọc xem những cây đinh nhỏ châm chích đúng và làm khó chịu tới đâu (trích dẫn lời phê bình của các thân hữu cùng thời với ông Thạch).

Ông không vị nể một giới chức nào: từ các quan toàn quyền, thống đốc, chủ tỉnh, chánh sở mật thám pháp cho tới địa chủ, lãnh tụ đảng lập hiến thân Pháp, quan huyện, làng xã, cò bót; tóm lại là tất cả những tên hà hiếp bóc lột dân lành.

Chân dung ông Trần Văn Thạch và toà soạn tờ báo Cuộc tranh đấu lúc bầu cử có lính gác làm khó dễ người ra vào.

Sử gia Daniel Hémery (sử gia thế kỷ 21, chuyên môn về Đông Dương, giáo sư đại học Paris 7 Diderot) đã viết bài bình luận như sau về tờ báo La Lutte: “Ban biên tập viết dễ hiểu, sáng sủa, hứng thú và khi mỉa mai thì hết sức sắc bén. Họ sử dụng tiếng Pháp thành thạo hơn hẵn đối thủ người Pháp cũng như người Việt. Chính quyền rất ngán những bài phóng sự điều tra của tờ báo, nó đã có công gương mẫu khởi đầu tốt đẹp cho cách mạng báo chí đòi tự do ngôn luận lúc đó”.

Trong khuôn khổ của bài viết, tôi xin trích ra vài chuyện trong chương “Từ Thống Đốc đến Sen-Đầm” trong số 8 tiết mục khác nhau do ông Trần Văn Thạch lấy làm chủ đề châm chích với cây bút “đinh nhỏ” mà tầm đột phá quan trọng lại rất lớn.

Thực dân Pháp kiếm cớ ông không có giấy khai sanh nên không đủ tuổi ứng cử rồi đắc cử làm hội viên hội đồng thành phố. Thật ra vì một thiếu sót của nhân viên hành chính lúc ông sinh ra không có giấy khai. Sau đó cha ông đã chính thức xin được giấy cho ông năm 1918 tờ thế vì khai sinh (tương đương với khai sinh chính gốc vì lý do nào đó đã không chu cấp cho đương sự đúng năm họ sinh ra). Ông bèn mỉa mai chính quyền Pháp cố ý lập lờ đánh lận con đen để ngăn cản hội viên không được tham dự các buổi họp quan trọng như sau: “Ông Thạch này thật tinh ranh, ai biết ông ta sinh ra ở đâu? Kamtchatka (hòn đảo núi lửa dài 1250 cây số ở vùng Viễn-Đông thuộc Nga gần Thái Bình Dương, lời người viết bài) hay Tizi-Ouzou (một thành phố lớn của nước Algérie, lnvb)? Quan thống đốc hãy trục xuất ông ấy ra khỏi Đông Dương vể tội dấu giếm gốc gác… nhưng mà một chánh phủ biết tự trọng không bao giờ lại hạ mình đi cà khịa toàn những chuyện không đâu như thế”.

Kamtchatka đã từng bị hai đội quân Anh-Pháp họp lại tấn công bất ngờ với 2500 lính và hạm đội 6 chiếc trang bị 206 súng cà-nông nhưng họ lại đánh bại kẻ thù dù quân số chỉ có 988 người mang 68 khẩu súng trường! Còn Tizi-Ouzou là thuộc địa của Tây lúc đó cũng đầy vấn đề dân địa phương chống đối dành độc lập bị đàn áp mạnh. Ông Trần Văn Thạch mỉa mai quá tài khi nói rằng có thể ông sinh ra ở 2 địa danh ấy!

Chuyện thứ nhì là đảng Cộng Sản Pháp và đại đế Nã Phá Luân. Tờ l’Humanité (Nhân Loại) là tờ báo công cụ của đảng đã ngỏ ý rằng chính phủ nên mua lại 362 bức thư của đại đế rao bán ở Luân Đôn. Ông Thạch viết rằng: “Thiên tài Nã Phá Luân đã bắn đi các mũi tên là 300.000 thanh niên Pháp hàng năm vào tử địa chiến trường (nhà thơ Musset tả như vậy, lnvb), đến nỗi quan chức làng xóm thi nhau khai láo các loại giấy tờ để họ trốn lính! Nã Phá Luân là một trong những tên sát nhân lớn nhất lịch sử…”. Thật phi thường cho lòng gan dạ của nhà báo Trần Văn Thạch khi dám viết ra thẳng cánh sự thật này. Về sau ông bị Tây thâm hiểm bắt xử án chống đối chính sách thực dân đày ra Côn Đảo để gián tiếp loại bỏ nhiều người trí thức yêu nước hoạt động mạnh mẽ do các điều kiện sinh sống tàn ác, dã man trong tù. Ông đủ sức khoẻ và nghị lực nên mãn hạn tù sống sót trở về để rồi bị đồng hương giết hại trực tiếp lần thứ hai (Đệ Tam CS quốc tế trừ khử Đệ Tứ)! Một điều nổi bật trong chủ trương kêu gọi tranh đấu đưa nước Việt Nam đến độc lập, tự do là theo chế độ Cộng Hoà như bên Pháp lúc ông đi du học ở đó nhận thấy dù ông có khuynh hướng thiên tả bênh vực dân nghèo và lớp công nhân thợ thuyền.

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT