Bình Luận

Người CTO Việt Nam của hãng Uber Mỹ

Sunday, 02/04/2017 - 01:20:28

Trong bốn nhân vật nòng cốt của Uber có một người gốc Việt -ông Thuận Phạm (CTO- chief technology officer-Giám Đốc Kỹ Thuật); là một công nhân, nhưng ông chỉ đứng sau chủ tịch sáng lập Travis Kalanick.

NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Uber là một tổ chức taxi mới, người lái Uber không bị ràng buộc quá chặt chẽ với hãng taxi, do đó cũng không bị hãng thẳng thừng bóc lột như tài xế taxi. Hãng Uber Technologies Inc. của Mỹ có đến 528 chi nhánh hoạt động tại các thành phố trải rộng trên khắp thế giới; tại Mỹ cơ sở của hãng đặt tại San Francisco.

Trong bốn nhân vật nòng cốt của Uber có một người gốc Việt -ông Thuận Phạm (CTO- chief technology officer-Giám Đốc Kỹ Thuật); là một công nhân, nhưng ông chỉ đứng sau chủ tịch sáng lập Travis Kalanick.
 

Xe Uber


CEO Kalanick


CTO Thuận Phạm

Năm 1979, bà mẹ ông đem ông và một đứa em trai vượt biển tị nạn; chiếc tầu chở gia đình ông, và 470 người tị nạn khác bị cướp trước khi đến được trại tị nạn Nam Dương. Tại đó, không có lấy một mái lều, thiếu cả nhà vệ sinh, gia đình tị nạn gồm ba mẹ con ông, sống trong cảnh màn trời, chiếu đất suốt nhiều tuần lễ.

Ông Thuận kể lại, "Mẹ tôi lựa chọn lối thoát vượt biển, chấp nhận thà bị giết, còn hơn nuôi chúng tôi sống trong môi trường không có tương lai. Di dân, tị nạn, là đánh đổi sinh mạng lấy cuộc sống tự do; đã được tự do rồi thì phải sống cho xứng đáng."

Ông Thuận quan niệm “sống cho đáng sống” là lăn vào con đường học vấn, ông yêu thích cái computer, rồi học về computer science tại Massachusetts Institute of Technology; ra trường ông về thung lũng Silicon, rồi trở thành một nguyên tử trong cuộc kỹ nghệ hóa tin học.
 

Bà mẹ tị nạn và con tốt nghiệp


Thuận và em trên xe đạp


Vào Silicon Valley

Năm nay 49 tuổi, ông Thuận cộng tác với hãng Uber Technologies Inc được bốn năm, ông biến số 40 kỹ sư phục vụ cho hãng thành một lực lượng kỹ thuật mới trên 2,000 người, và biến số khách sử dụng xe Uber từ 30,000 người, mỗi ngày trở thành nhiều triệu.
Tổ chức Carnegie Corporation vinh danh ông như một trong tổng số “40 người di dân vĩ đại” tại Hoa Kỳ” trong năm 2016.

Uber Hoa Kỳ được thành lập năm 2009, với $200,000 tiền “seed money” (tiền hột giống); một năm sau “hột giống” mọc rễ, trở thành cây với $1.25 triệu tiền vốn, và năm 2011, công ty đã có đến $44.5 triệu. Năm 2013 tổ chức Google Ventures đầu tư vào Uber $258 triệu, và công ty được đánh giá là $3.4 tỉ. Tháng Chạp 2014, công ty tin học Baidu, Bắc Kinh đầu tư vào Uber một số vốn lớn, không được tiết lộ.
Baidu là tên một viện đại học nằm trong quận Haidian, Bắc Kinh, và công ty Baidu là hãng điện tử Mỹ-Hoa rất lớn, với tầm vóc quốc tế. Việc Baidu đầu tư vào Uber đem lại cho công ty taxi này nguyên một thị trường Bắc Kinh to lớn, với 7 ngày 24 giờ di chuyển tấp nập.

Tháng 5/2015 Uber nâng số vốn lên mức $50 tỉ; qua năm 2016, hãng xe Toyota nhập cuộc, đầu tư một số tiền lớn, cũng không tiết lộ. Toyota nhắm việc trang bị hàng triệu chiếc xe qua hệ thống xe mướn -một hình thức tài trợ cho tài xế mướn hay mua xe Toyota qua sự bảo trợ của Uber.

Tháng Sáu 2016, tổ chức Public Investment Fund of Saudi Arabia đầu tư $3.5 tỉ vào Uber để đem hoạt động này qua Trung Đông; tháng Tám 2016, hãng bán chi nhánh Uber China cho hãng Didi; không chỉ mua Uber China, hãng Didi còn đầu tư thêm $1 tỉ nữa vào Uber Global.
 

Bà chủ tịch hãng Didi -Jean Liu Asa Mathat


Dàn xe Uber China

Với nhu cầu xê dịch của hàng tỉ người Hoa, chủ tịch Uber China Asa Mathat đang thành công rất lớn; ngân hàng Nhật SoftBank đầu tư nhiều tỉ mỹ kim vào Uber China, và hãng này đang bành trướng kỹ nghệ giao hàng trên khắp Trung Quốc.

Trở lại với ông Thuận -người tị nạn vĩ đại- và những khó khăn cũng vĩ đại của ông, sau lá điện thư chỉ trích Tổng Thống Donald Trump, ông gửi giới hạn cho một số bè bạn, bị phổ biến tổng quát. Một nhân viên Uber nói với truyền thông, “Ông ta là nhân viên được đồng nghiệp quý trọng nhất; qua những điều ông viết, người đọc thông cảm nguyên nhân tị nạn của hàng triệu người Việt Nam.”
Email ông Thuận viết khá dài, dưới đây là hai trích đoạn.

Trích đoạn thứ nhất: "Nhiều đêm, tôi trằn trọc không ngủ được; tôi vẫn còn bị sốc và tê liệt vì kết quả phi lý hoàn toàn của cuộc bầu cử. Kết quả đó xác nhận sự câm lặng của Mỹ, xác nhận thái độ phân biệt chủng tộc, chia rẽ và hận thù, xác nhận chính sách cản trở và phá hoại; đất nước chúng ta đang chấp nhận một bước lùi rất lớn và có thể phải mất hàng thập kỷ mới sửa chữa được. (đặc biệt là khi tạo ra thành phần mới của Tối Cao Pháp Viện và những vụ án mà Viện sẽ tuyên xử).

“Quả là vô cùng vô lý và điên rồ để tin rằng chúng ta có thể giải quyết các vấn đề ngoại giao, các khó khăn về chính sách và mọi phức tạp xã hội bằng cách bầu lên một người không biết gì nhiều về những khó khăn đó."

Một trích đoạn khác, “Thỉnh thoảng, thế giới cũ
ng vấp vào một bước lùi với những thứ như chiến tranh thế giới, Mao Trạch Đông, Khmer Đỏ, Darfur, Tổng Thống W. Bush và các cuộc chiến tranh của ông ta, v.v. và giờ này vấp vào ông tổng thống này. Nhưng tôi vẫn lạc quan tin rằng thế giới sẽ tự nó điều chỉnh lại chính nó, ngay cả nếu [sic] xảy ra một thảm họa khiến người Mỹ mở cửa đón một ông Obama khác, làm tổng thống của chúng ta.

“Trong thời gian bốn năm sắp tới, tôi thậm chí sẽ không nói tới tên của nhân vật khả ố này vì tôi không chấp nhận ông ta là người lãnh đạo của tôi. Thay vào đó, tôi sẽ làm mọi việc để giúp đánh bại ông ta và đánh bại chương trình chính trị tàn phá của ông ta.”

Ông Thuận cho biết ông là con của một chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bố ông và nhiều chú, nhiều cậu ông bị Việt Cộng ngược đãi trong các trại tập trung tù binh của chúng; nhiều người thiệt mạng trong lúc bị giam giữ.

Xin chân thành cầu nguyện để lập trường chính trị, không gây trở ngại cho sự nghiệp kỹ thuật vô cùng vẻ vang của ông. (ndt)


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT