Người Việt Khắp Nơi

Người Mỹ gốc Việt, Quốc Hội Hoa Kỳ đem lại tiếng nói cho những người bị đàn áp tại Việt Nam

Monday, 29/08/2011 - 09:46:03

Các nhà lập pháp từ từ cất cao giọng, khi họ nói với cử tọa đang vỗ tay tán thưởng, đến hai chữ “tự do”, người ta reo mừng.

Vanessa White/Viễn Đông


WESTMINSTER, California – Các nhà lập pháp từ từ cất cao giọng, khi họ nói với cử tọa đang vỗ tay tán thưởng, đến hai chữ “tự do”, người ta reo mừng. Hôm 27-8-2011, Ủy Ban Vận Động Đưa Cộng Sản Việt Nam Vào Danh Sách CPC đã tổ chức một diễn đàn tại Trung Tâm Người Cao Niên Westminster, trình bày những mục tiêu, tiến trình và thách đố trong việc đem lại tự do cho Việt Nam.

Những tấm ảnh trên hai bức tường cho thấy những khuôn mặt của những vị mục sư, luật sư, người viết blog, nhà báo và những công dân bị cầm tù hoặc mất tích, nhắc nhở đến những mức độ tự do mà người ta không có được tại Việt Nam, nhưng có được ở Hoa Kỳ.

Giữa lúc những cư dân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt vận động các nhà lập pháp nhập cuộc, cám ơn họ vì những nỗ lực của họ, nồng nhiệt yêu cầu họ làm thêm nữa, thì rõ ràng là những người dân này đang tận dụng một điều không được cho phép ở Việt Nam. Họ công khai thảo luận về những điều bất công và những cách thức nhằm chống lại bất công, những bước quan trọng để tham gia vào tiến trình chính trị.

* Những gì đã được làm?
Một trong những mục tiêu chính yếu được nêu lên trong diễn đàn là làm sao để cho Việt Nam được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công nhận như là một quốc gia cần được quan tâm đặc biệt (CPC). Cho đến nay có bốn dự luật tại Quốc Hội kêu gọi Hoa Kỳ giải quyết và/hoặc hành động chống lại những vụ vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Một trong những dự luật này, có số hiệu HR 1410, do Dân Biểu Christopher Smith (New Jersey) bảo trợ, sẽ đòi hỏi chính phủ Obama thi hành những biện pháp gây áp lực buộc Việt Nam tôn trọng quyền tự do của dân chúng và thăng tiến nền dân chủ.

Trước đó trong năm nay, DB Ed Royce, đại diện địa hạt thứ 40 (California), đã soạn thảo và đệ trình hai dự luật cho Hạ Viện, đặc biệt liên  quan tới tự do tôn giáo. HR 16 là một trong những dự luật của ông yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Nếu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ gọi Việt Nam là một nước CPC, thì Việt Nam sẽ gặp phải 15 biện pháp chế tài, trong đó có việc Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) cắt đi một số khoản tiền cho vay.

Tại diễn đàn, DB Ed Royce nói: “Quý vị phải tạo ra những việc không khích lệ cho chế độ”. HR 156, dự luật tiếp theo của DB Royce, đòi hỏi chính phủ Obama xem xét việc thi hành những biện pháp chế tài, tức những việc không khích lệ như thế.

Có một dự luật tương tự, số SB 1410, do Thượng Nghị Sĩ John Coryn của tiểu bang Texas bảo trợ, đã được chuyển cho Ủy Ban Đối Ngoại tại Thượng Viện. Cả DB Ed Royce và DB Loretta Sanchez, đại diện địa hạt thứ 47 (California), thúc giục cử tọa tiếp xúc với những thượng nghị sĩ của họ tại Quốc Hội, và thỉnh nguyện họ đưa ra những dự luật tương tự, có thể góp phần đem lại tự do cho Việt Nam và/hoặc đồng bảo trợ những dự luật như thế tại Quốc Hội. Đồng thời những người quan tâm đến những hoạt động như thế nên gởi các phái đoàn đại diện đến thủ đô Washington để vận động hành lang, nói một cách khác, để gây ảnh hưởng đến Quốc Hội.

DB Sanchez đặc biệt kêu gọi cử tọa ký những thỉnh nguyện gởi tới cho Ngoại Trưởng Hillary Clinton, gây áp lực buộc chính phủ Obama xem xét việc gọi Việt Nam là một nước CPC. Cho đến nay đã có 8.000 chữ ký được gởi tới Ngoại Trưởng Clinton, và DB Sanchez đã gởi một lá thư, bao gồm 12 chữ ký của các thành viên Quốc Hội, đến đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông David Shear, yêu cầu ông tập trung vào những vụ vi phạm nhân quyền.

Khi được hỏi tại diễn đàn là cần phải có bao nhiêu chữ ký, DB Sanchez thốt lên: “Nếu có 350 triệu người tại Hoa Kỳ, thì cần phải có 350 triệu chữ ký!”. Bà nói thêm rằng những chữ ký ở bên ngoài cộng đồng người Mỹ gốc Việt sẽ làm cho chính phủ Obama thấy rằng vấn đề này tác động không chỉ nơi cộng đồng người Mỹ gốc Việt mà thôi.

* Những mối thách đố
DB Royce nói tại diễn đàn: “Chúng ta cần gây áp lực thật nhiều lên các thượng nghị sĩ. Chúng ta phải làm sao cho chính phủ Mỹ nhập cuộc nhiều hơn”.

Để được chuyển đến tiểu ban hoặc ủy ban thích hợp để cứu xét, một dự luật cần phải có đủ số những người đồng bảo trợ. Số những người đồng bảo trợ cần phải chiếm phân nửa tiểu ban hoặc ủy ban, trong số đó có chủ tịch tiểu ban hoặc chủ tịch ủy ban.

Theo Ủy Ban Vận Động Đưa Cộng Sản Việt Nam Vào Danh Sách CPC cho biết, trong vòng sáu tháng sắp tới, cần phải vận động hành lang đối với những người đồng bảo trợ và ít nhất một thượng nghị sĩ để soạn thảo một dự luật có liên quan. Những mối thách thức đặc biệt có thể xuất hiện dưới dạng những cá nhân, chẳng hạn như TNS John Kerry và TNS John McCain. Những vị này có thể cản trở những dự luật liên quan tới nhân quyền tại Việt Nam, như họ đã từng làm trước đây.

DB Sanchez nói tại diễn đàn: “Khó mà kiếm được số phiếu. Xin hãy hợp tác với chúng tôi để góp phần đẩy dự luật thông qua Quốc Hội”.

* Quý độc giả có thể làm gì?
Quý vị có thể tham gia vào một chiến dịch viết thư và gửi những bản thỉnh nguyện thư cho Ngoại Trưởng Clinton, cho các dân biểu và các thượng nghị sĩ của mình tại Quốc Hội, yêu cầu họ hỗ trợ và tạo ra một dự luật về nhân quyền tại Việt Nam trong nhiều lãnh vực, trong đó có tự do tôn giáo và tự do Internet.

Quý vị cũng có thể gọi điện thoại hoặc gặp các vị dân cử của mình, yêu cầu họ hỗ trợ và bảo trợ cho những dự luật như thế, cũng như yêu cầu TNS. Dianne Feinstein và TNS. Barbara Boxer, cả hai vị đều đại diện cho tiểu bang California ở Washington D.C., để họ đưa ra những dự luật tương tự tại thượng Viện.

Quý vị cũng có thể phối hợp với những cộng đồng khác của người Mỹ gốc Việt trên toàn quốc Hoa Kỳ, để gởi thư và đơn thỉnh nguyện cho Quốc Hội, cũng như gởi những phái đoàn đại diện lên Washington D.C. trong tháng 10 này.

Để biết tin tức liên lạc về dân biểu Quốc Hội đại diện cho khu vực của mình, quý vị có thể vào trang mạng http://www.house.gov/, và nhìn vào trên cùng phía bên phải để tìm kiếm.

Để biết tin tức liên quan đến thượng nghị sĩ Quốc Hội, quý vị có thể vào trang mạng http://www.senate.gov/, cũng nhìn vào trên cùng phía bên phải để tìm kiếm.

Để liên lạc với Ngoại Trưởng Clinton, có thể vào trang mạng http://contact-us.state.gov/app/answers/list/, và nhìn vào bên trái.

Để biết thêm tin tức về những chi tiết và tình trạng của các dự luật, ký vào thỉnh nguyện thư, và vận động hành lang với Bộ Ngoại Giao và Quốc Hội, có thể vào trang mạng của Ủy Ban Vận Động ở www.tudotongiao.wordpress.com.

Ngoài ra, quý vị có thể nghĩ ra thêm những cách thức hỗ trợ tự do cho Việt Nam nào khác? Quý vị sẽ sử dụng hay không những cơ hội sẵn có của mình và tạo ra một tiếng nói cho những người không có tiếng nói? - (VW)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT