Hoa Kỳ

Người Mỹ không có đủ tiền tiết kiệm

Monday, 21/07/2014 - 12:58:34

Những hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế đang tiếp tục làm cho dân Mỹ phải vất vả với tiền riêng của họ, buộc họ phải thỏa hiệp về cách thức chi tiêu và tiết kiệm tiền bạc của mình. Có một lãnh vực mà chúng ta không cải thiện được: những khoản tiền tiết kiệm khẩn cấp.

Những hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế đang tiếp tục làm cho dân Mỹ phải vất vả với tiền riêng của họ, buộc họ phải thỏa hiệp về cách thức chi tiêu và tiết kiệm tiền bạc của mình. Có một lãnh vực mà chúng ta không cải thiện được: những khoản tiền tiết kiệm khẩn cấp.

Hơn một phần tư dân Mỹ không có những khoản tiền tiết kiệm khẩn cấp, theo một cuộc khảo sát hàng năm được công bố đầu tuần này bởi Bankrate.com. Trong số những người có tiền tiết kiệm, có 67% có số tiền để dành chưa bằng số tiền chi tiêu trong sáu tháng, mà Bankrate gọi là ngân khoản được khuyến cáo nên có, và những người có số tiền ít nhất ba tháng chi tiêu đã giảm từ 45% trong năm 2013 xuống còn 40%.

Rủi thay, điều đáng ngạc nhiên nhất về các kết quả thăm dò là họ đã không thay đổi trong những năm gần đây, theo Greg McBride, giám đốc phân tích tài chánh tại Bankrate, cho biết. Tỷ lệ phần trăm số người được hỏi, nói rằng họ không có tiền tiết kiệm khẩn cấp, đã dao động giữa một mức thấp là 24% và một mức cao là 28%, tính từ năm 2011, theo các dữ liệu Bankrate cho biết.

Mức tăng lương vẫn đứng nguyên không đổi, các khoản chi tiêu gia đình tăng lên cao và, trong trường hợp những người thành niên trẻ, nợ sinh viên vay tiền đi học, tất cả đều gây khó khăn cho người Mỹ trong việc ưu tiên hoá tiền tiết kiệm, theo ông McBride cho biết. Mức thu nhập trung bình theo giờ đã giảm 0.1% trong tháng 5 so với một năm trước đó, theo những dữ liệu mới nhất từ Nha Thống Kê Lao Động cho hay.

Khả năng tiết kiệm trở nên ảm đạm hơn dọc theo những làn ranh dân số học. Những người Mỹ gốc Phi Châu, chiếm 40%, có xác suất cao gấp hai lần nói rằng họ không có tiền tiết kiệm khẩn cấp như những da trắng, chiếm 21%. Và chỉ 10% trong số những người có văn bằng đại học cho biết họ không có bất cứ khoản tiền tiết kiệm nào, so với 36% trong số những người có trình độ học vấn bậc trung học hoặc thấp hơn.

Trong khi đó, những người trong độ tuổi 30-49 có xác suất cao nhất là không có tiền tiết kiệm khẩn cấp, so với trong bất cứ nhóm tuổi nào khác.

Hậu quả có thể có nghĩa là người ta phải quay sang nhờ tín dụng hoặc những dịch vụ thay thế với những mức lệ phí cao, trong trường hợp xảy ra chuyện khẩn cấp.

Những người Mỹ trẻ tuổi mới bắt đầu gia nhập lực lượng lao động đềi thấy khó mà sắp xếp những mục ưu tiên về tài chánh. Sarah Ramirez, 23 tuổi, nói rằng khoản tiền hàng tháng trả nợ sinh viên là 305 Mỹ kim làm cho cô không thể nào tiết kiệm thường xuyên được. Cô nghĩ rằng cứ hai tháng một lần cô đưa 100 Mỹ kim vào trong trương mục của mình, nhưng thỉnh thoảng cũng phải rút tiền ra để trả các hóa đơn.

Và mặc dù trong tháng này cô đang chuyển từ một công việc bán thời gian sang một công việc toàn thời gian tại Philadelphia, cách một năm sau khi tốt nghiệp, cô nói rằng cô gặp phải xung khắc giữa việc xây dựng tiền tiết kiệm của mình và việc tăng gấp đôi số tiền trả nợ sinh viên của mình.

Thêm vào đó, cô nói, “Tôi biết rằng xây dựng một tủ quần áo làm việc mới sẽ là một khoản chi phí trả trước... vì vậy có thể sẽ phải mất thêm vài tháng nữa thì tôi mới thực sự có thể đánh giá lại các mục tiêu tài chánh của mình.”

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT