Thế Giới

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ

Saturday, 28/07/2018 - 12:18:25

Nguyệt thực toàn phần là lúc Mặt Trăng hoàn toàn nằm trong bóng của Trái Đất. Trong thời gian nguyệt thực, phần lớn ánh sáng từ Mặt Trời bị Trái Đất chặn lại nhưng một lượng nhỏ vẫn đi qua các lớp ngoài của khí quyển hành tinh xanh, phản xạ tới Mặt Trăng.



Hiện tượng nguyệt đã diễn vào đêm thứ Sáu rạng sáng thứ Bảy và được thấy tại nhiều nơi trên thế giới, kể cả tại Việt Nam. Thời gian diễn ra nguyệt thực là từ nửa đêm đến sau 6 giờ sáng. Nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2g30 và kéo dài một tiếng 43 phút, tức là dài nhất trong thế kỷ này. Nguyệt thực xảy ra khi Địa Cầu đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, đổ bóng đen trên Mặt Trăng. Nguyệt thực toàn phần là lúc Mặt Trăng hoàn toàn nằm trong bóng của Trái Đất. Trong thời gian nguyệt thực, phần lớn ánh sáng từ Mặt Trời bị Trái Đất chặn lại nhưng một lượng nhỏ vẫn đi qua các lớp ngoài của khí quyển hành tinh xanh, phản xạ tới Mặt Trăng. Lượng nhỏ ánh sáng này chủ yếu là ánh sáng đỏ. Khi Mặt Trăng đổi sang màu đỏ, được gọi là Trăng Máu. Trong hình là Trăng Máu đang lên bên trên Lâu Đài Hohenzollern tại Hechingen, Đức vào đêm thứ Sáu. (Matthias Hangst/Getty Images)


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT