Thế Giới

Nhà báo thắng giải Nobel Văn Chương

Thursday, 08/10/2015 - 09:38:45

Viện Hàn Lâm ca ngợi bà Alexievich một cách rất ngắn gọn, là nhà văn của những “ngôn từ phức điệu, một tượng đài của sự đau khổ và lòng quả cảm trong thời đại của chúng ta.” Bà làm việc cho một tờ báo ở thành phố Brest gần biên giới Ba Lan. Lý do bà không tìm việc làm ở thủ đô Minsk mà đi đến một thành phố vùng biên lập nghiệp là bởi ngay từ buổi đầu, bà đã có những quan điểm chính trị rất rõ ràng, dứt khoát, không thỏa hiệp và không khoan nhượng.

 
Bà Svetlana Alexievich (DW)


Bà Svetlana Alexievich, 67 tuổi, một nhà báo người Belarus, đã đoạt giải thưởng Nobel Văn Chương 2015 của Viện Hàn Lâm Khoa Học Thụy Điển. Trong thông báo ngày thứ Năm, Viện Hàn Lâm cho biết họ quyết định chọn bà Alexievich cho giải Nobel năm nay vì là một tấm gương về "nỗi thống khổ và sự quả cảm trong thời đại của chúng ta."

Sinh ra tại Ukraine ngày 31 tháng 5, 1948, bà có cha là người Belarus và mẹ là người Ukraine. Bà lớn lên tại Belarus. Sau khi tốt nghiệp đại học, Alexievich làm việc cho nhiều tờ báo địa phương.
Svetlana Alexievich thường được biết đến trong giới văn chương là một cây bút mà “danh tiếng không xứng tầm tài năng.”

Viện Hàn Lâm ca ngợi bà Alexievich một cách rất ngắn gọn, là nhà văn của những “ngôn từ phức điệu, một tượng đài của sự đau khổ và lòng quả cảm trong thời đại của chúng ta.” Bà làm việc cho một tờ báo ở thành phố Brest gần biên giới Ba Lan. Lý do bà không tìm việc làm ở thủ đô Minsk mà đi đến một thành phố vùng biên lập nghiệp là bởi ngay từ buổi đầu, bà đã có những quan điểm chính trị rất rõ ràng, dứt khoát, không thỏa hiệp và không khoan nhượng.

Về sau, Alexievich có quay trở lại thủ đô Minsk và làm việc cho tờ Selskaja Gazeta. Trong nhiều năm làm báo, bà đã tích cực thu thập tư liệu để âm thầm chuẩn bị cho cuốn sách đầu tay “Wars Unwomanly Face” (Gương Mặt Không Thùy Mị Của Chiến Tranh, 1985).

Tác phẩm được thực hiện dựa trên những cuộc phỏng vấn của bà với hàng trăm phụ nữ từng tham gia Đệ Nhị Thế Chiến. Đây là tác phẩm đầu tay mở màn cho nhiều tác phẩm quan trọng khác sau này của Alexievich.
Tận dụng thế mạnh của nghề báo, bà Alexievich đã tập hợp cẩn thận những câu chuyện có thật của những cá nhân, để làm sâu sắc cho tác phẩm của mình, để độc giả có thêm hiểu biết chân thực về cả một thời đại.

Một điều đã được đề cập khái quát trong lời bình luận của ủy ban trao giải Nobel Văn học, rằng Alexievich là “một tượng đài của sự đau khổ và lòng quả cảm trong thời đại của chúng ta,” là bởi những mâu thuẫn trong quan điểm chính trị giữa nhà báo và nhà cầm quyền đã khiến bà có những giai đoạn phải sống ở nước ngoài.
Nhà văn Alexievich từng giành được nhiều giải thưởng văn học, đáng kể có giải Hòa Bình - một giải thưởng quốc tế uy tín được trao thường niên tại Hội Chợ Sách Frankfurt (Đức); giải Prix Médicis của Pháp, một giải thưởng thường niên trao cho những tác giả mà “danh tiếng chưa xứng tầm tài năng.”

Những tác phẩm của bà Alexievich được giới văn chương coi như biên niên sử bằng văn học về đất nước, con người Xô Viết và hậu Xô Viết. Những đề tài mà bà Alexievich thường phản ánh trong các tác phẩm của mình là chiến tranh và thảm họa, như “Những Tiếng Nói Từ Chernobyl.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT