Thế Giới

Nhật phản đối sau khi nhiều tàu của Trung Quốc chạy sát đảo bị tranh chấp

Saturday, 06/08/2016 - 10:37:49

Hôm thứ Sáu, một giới chức Bộ Ngoại Giao Nhật Bản nói rằng các tàu phòng vệ duyên hải và các tàu đánh cá Trung Quốc chạy vào vùng biển xung quanh các hòn đảo nhỏ.

Một chiếc tàu tuần duyên của Trung Cộng bị Nhật chụp hình gần vùng đảo Điếu Ngư ngày thứ Bảy. (Hình của Vệ Binh Duyên Hải Nhật)


TOKYO - Nhật Bản đã đưa ra một lời phản đối mới cho Bắc Kinh, sau khi các tàu phòng vệ duyên hải của Trung Quốc và khoảng 230 tàu đánh cá chạy ở gần nơi mà Tokyo xem là lãnh hải của họ, ở xung quanh những hòn đảo nhỏ bị tranh chấp trong vùng Biển Hoa Đông.

Trong số sáu chiếc tàu phòng vệ duyên hải của Trung Quốc, có ba chiếc chạy trong vùng biển tiếp giáp với lãnh hải vào hôm thứ Bảy. Ba chiếc tàu này dường như có vũ khí, theo phòng vệ duyên hải Nhật Bản cho biết.

Hôm thứ Sáu, một giới chức Bộ Ngoại Giao Nhật Bản nói rằng các tàu phòng vệ duyên hải và các tàu đánh cá Trung Quốc chạy vào vùng biển xung quanh các hòn đảo nhỏ.

Quần đảo không có người ở này nằm dưới quyền kiểm soát của Tokyo, được gọi là Senkaku ở Nhật Bản, và Điếu Ngư ở Trung Quốc.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo này, và thường gửi các tàu phòng vệ duyên hải của họ tới gần những hòn đảo ấy ở Biển Hoa Đông.

Hôm thứ Bảy, một giới chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đưa ra lời phản đối cho một giới chức tòa đại sứ Trung Quốc ở Tokyo, kêu gọi các tàu phòng vệ duyên hải hãy rời khỏi khu vực ấy ngay lập tức, và lên án hành động này đơn phương làm leo thang tình hình căng thẳng, theo Bộ Ngoại Giao cho biết.
Hôm thứ Sáu, Thứ Trưởng Ngoại Giao Nhật Bản Shinsuke Sugiyama triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Cheng Yonghua (Trịnh Vĩnh Hoa), để kịch liệt phản đối, theo Bộ Ngoại Giao Nhật Bản cho hay.
Không thể liên lạc với các giới chức Trung Quốc ngay lúc đó, để xin bình luận vào hôm thứ Bảy.
Vụ mới nhất này xảy ra giữa lúc tình hình căng thẳng tăng cao ở Á Châu, cách chưa tới một tháng sau khi một tòa án trọng tài ở The Hague vô hiệu hóa những lới tuyên bố chủ quyền rộng rãi của Trung Quốc ở Biển Đông đang bị tranh chấp, trong một vụ kiện do Phi Luật Tân nộp đơn.
Trung Quốc từ chối công nhận phán quyết đó.

Nhật Bản kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của tòa, mà họ nói là có tính cách ràng buộc về pháp lý, khiến cho Bắc Kinh kêu gọi Nhật Bản đừng can thiệp.

Hôm thứ Sáu, Trung Quốc đã tố cáo tân bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada liều lĩnh xuyên tạc lịch sử, sau khi bà Inada từ chối nói rằng liệu quân đội Nhật Bản có thảm sát thường dân ở Trung Quốc hay không, trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Quan hệ giữa hai nước này, có nền kinh tế lớn đứng hàng thứ hai và thứ ba trên thế giới, đã bị tác hại bởi cuộc tranh chấp lãnh thổ, di sản của việc Nhật Bản chiếm đóng một số vùng của Trung Quốc trong thời chiến tranh, và tình trạng đối địch trong khu vực.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT