Kinh Doanh

Nhật tính chế drone tí hon để bắt chước ong, thu thập phấn hoa

Sunday, 19/02/2017 - 04:40:11

Nhưng ông Trevor Weatherhead, giám đốc điều hành Hội Hội Đồng Ngành Nuôi Ong Mật Úc, hoài nghi về chuyện liệu các robot thụ phấn có thể được dùng ở quy mô thương mại hay không.


Một chiếc drone tí hon được chế tạo để thử nghiệm. (AIST: Eijiro Miyak)

 

Các khoa học gia Nhật Bản đang điều tra xem những chiếc máy bay không người lái (drone) tí hon có thể cung cấp phấn cho hoa, bắt chước vai trò của ong được hay không, trong lúc loài côn trùng này gặp phải những mối đe dọa từ virus và thuốc trừ sâu trên khắp thế giới.

Những chiếc drone có khả năng bay giữa những cánh hoa loa kèn, thu thập và phân tán phấn hoa, giống như một con ong làm.

Mặc dù những chiếc drone tí hon gây ấn tượng, các nhà khoa học từ Viện Khoa Học Kỹ Nghệ Tân tiến Và Công Nghệ Quốc Gia của Nhật Bản nói rằng việc đổi mới là trong thứ chất keo gel đặc biệt bao phủ những chiếc máy bay ấy.

Tiến sĩ Eijiro Miyako đã thí nghiệm, để xem gel ionic lỏng có thể lấy chất liệu giống như phấn hoa từ một bông hoa hay không, và sau đó đưa chất ấy đến một bông hoa thứ hai.

Trong một bài viết được công bố trên tạp chí Chem, nhóm nghiên cứu cho biết cuộc nghiên cứu của họ đã thành công, và đã chứng minh rằng các robot thụ phấn có thể đối phó với những vấn đề bị gây ra bởi số lượng ong mật giảm bớt.


Hình vẽ một chiếc drone làm việc như con ong. (AIST: Eijiro Miyak)

Họ nói rằng các robot thụ phấn có thể được huấn luyện để học biết những đường thụ phấn, bằng cách dùng hệ thống định vị toàn cầu và trí tuệ nhân tạo.

Katja Hogendoorn, một phụ tá nghiên cứu bậc hậu tiến sĩ tại Đại học Adelaide, và một chuyên gia về việc thụ phấn cây trồng, nói rằng phát minh này là một sự phát triển đầy hứa hẹn.

Cô nói với đài ABC Úc, “Tất nhiên đó là một ý tưởng hấp dẫn, nó không phải là một ý tưởng mới mẻ, đó là một sự khởi đầu. Nên nhớ rằng họ đã đạt được điều đó với một bông hoa rất lớn. Nhưng chúng tôi có một chặng đường dài để đi, khi người ta xem xét những vườn cây ăn trái có nhiều hoa trải dài nhiều cây số. Trong một vườn cây ăn trái, điều người ta sẽ cần phải được việc tự động nhận ra được những bông hoa. Vì vậy robot thực sự cần phải biết được nơi nào để đi tới trước tiên, để thu được phấn hoa, và sau đó đi đâu để cung cấp phấn. Những con ong tự động biết điều này, vì chúng đi kiếm đồ ăn.”
Tiến sĩ Hogendoorn nói rằng có một nhu cầu khẩn thiết cần các giải pháp bền vững.

Cô nói, “Nếu những con ong đang gặp vất vả, làm thế nào chúng ta có thể làm cho chúng sống sót, trong khi vẫn đang sản xuất trong nông nghiệp?”

Nhưng ông Trevor Weatherhead, giám đốc điều hành Hội Hội Đồng Ngành Nuôi Ong Mật Úc, hoài nghi về chuyện liệu các robot thụ phấn có thể được dùng ở quy mô thương mại hay không.

Ông nói với đài ABC Úc, “Chiếc máy nhỏ này chắc chắn sẽ thụ phấn, nhưng người ta sẽ cần bao nhiêu, chẳng hạn cho 1,000 mẫu? Ví dụ, một điều khác, Người ta hái hột macadamia hoặc trái bơ, ở nơi mà hoa đang ở trên cây, những con ong thực sự phải chui vào giữa những chiếc là để làm công việc thụ phấn. Người ta có bí và dưa hấu, nơi hoa nằm ở dưới lá , và những con ong bay ở bên dưới. Tôi không chắc chắn những chiếc robot sẽ có thể vào và ra như thế nào.”

Ông nói rằng đó không phải là lần đầu tiên ngành của ông gặp phải những vấn đề tương tự.
Ông Weatherhead nói với ABC Úc, “Chắc chắn có những vấn đề, và chúng tôi đang luôn luôn gặp phải. Chẳng hạn, người ta lấy loài bọ varroa, nó ở ngoài kia, nhưng nước Úc không có nó, và chúng tôi không muốn có nó. Khi varroa đến đây, chắc chắn nó sẽ gây tác động. Nhưng những người nuôi ong cuối cùng thích nghi với nó bằng thuốc trừ sâu. Chúng tôi tiếp tục thúc đẩy việc ứng dụng an toàn thuốc trừ sâu.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT