Người Việt Khắp Nơi

Những tác phẩm ngoài hành tinh của họa sĩ Nguyễn Tuấn

Sunday, 20/01/2019 - 09:08:29

Ông nói với tôi, “Đối với tôi, những [vật thể này] là họa phẩm vì chúng xuất phá từ lịch sử và cách thực hành của hội họa. Và theo một cách nào đó, tất cả những tác phẩm này ở đây đều bắt đầu từ một mảnh gỗ hình chữ nhật.”


Bức tường với những bức tranh khác với truyền thống của ông Nguyễn Tuấn. (Jasmyne Keimig/thestranger.com)

SEATTLE - Trong một bài điểm tranh cho báo The Stranger.com, nhà báo Jasmyne Keimig chuyên viết về mỹ thuật và văn chương cho biết cô khó có thể mô tả chính xác những tác phẩm của ông Nguyễn Tuấn, vì ông đã đi ra ngoài truyền thống của hội họa. Dưới đây là trích đoạn từ bài viết của Jasmyne Keimig đăng ngày 16 tháng 1, 2019.
*
Ngôi nhà của ông Nguyễn Tuấn ở phía nam Seattle có màu xanh sáng - dường như rực rỡ lên vào buổi sáng tôi tới đó thăm xưởng vẽ của ông. Ngôi nhà nép mình trên một con đường yên tĩnh ở thành phố Columbia City, khuất sau một tán cây tươi tốt ở sân trước.
 

Chú thích của Jasmyne Keimig: Họa sĩ trong studio của ông (liếc xem chiếc áo thun quá chiến đằng sau lưng ông). (thestranger.com)

Khi xem cuộc triển lãm tranh của ông, tựa đề Open when you forget (Hãy mở ra khi bạn quên), tại phòng tranh Specialist Gallery ở công trường Pioneer Square, tôi cảm thấy khó mà diễn giải các tác phẩm của ông. Cách thức ông Tuấn pha trộn các chất liệu, tạo ra những bức tranh nằm bên ngoài điều mà theo truyền thống được coi là một “bức tranh,” đã khiến cho tôi gặp phải khó khăn trong việc hiểu được những tác phẩm đó. Tính cách độc đáo và kỳ lạ trong những bức tranh của ông thật là bí ẩn. Tôi đến thăm ông với sự nôn nóng muốn nắm bắt sự suy nghĩ của ông.
 

(Jasmyne Keimig/thestranger.com)

Chào đời tại Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn đến định cư miền Trung Florida vào năm 1975 khi mới ba tuổi, theo làn sóng người tỵ nạn rời Việt Nam sau thời chiến tranh. Ông lớn lên ở gần Cocoa Beach, nơi ông thường ra bờ biển và mục kích những cuộc phóng phi thuyền con thoi thời thơ ấu.

Khi tiếp tôi, ông lôi ra những tập hồ sơ rất lớn, chứa đầy những hình vẽ với nhiều nét màu sắc, và đặt lên trên bàn phòng bếp. Ông cho biết ông hiếm khi ông cho người khác xem những hình vẽ đó, vì chúng khác với những gì ông vẽ sau này. Nguyễn Tuấn nói với tôi rằng ông từng say mê vẽ truyện tranh trong thời niên thiếu và dùng sở thích đó làm bước đầu nhập môn nghệ thuật.

Những bức vẽ tranh truyện của ông hầu hết cho thấy những người ngoài hành tinh siêu thực. Những người này nhận lấy những thói quen kỳ lạ của loài người trên trái đất, như mặc quần áo hải tặc, hoặc để râu ria mọc dài. Có lẽ đó là ảnh hưởng của những buổi xem hỏa tiễn được khai hỏa và phóng lên không gian trong thời thơ ấu.

Ông cười và nói, “Cách thức mà tôi nghĩ về chuyện đó là nếu người ngoài hành tinh xuống đây, và tìm cách tái sáng tạo nền văn hóa Mỹ và bằng cách nào đó họ đã hiểu sai. Cũng giống như chúng ta đang cố gắng tìm hiểu xem khủng long có lông thì trông chúng giống cái gì? Người hành tinh có nhiều màu sắc? Không nhiều màu sắc? Họ có tóc hay không?”
 

(Jasmyne Keimig/thestranger.com)

“Tôi nghĩ rằng những bức vẽ của tôi có nhắc nhiều tới nền văn hóa Mỹ. Và tôi nghĩ, nếu có nói, thì cũng là nói về nền văn hóa Mỹ từ quan điểm của một di dân. Di dân đón nhận thứ văn hóa ấy, làm cho nó hồi sinh và khác đi, có thể sai theo một cách nào đó.”

Sau khi xem qua một số tác phẩm của ông, chúng tôi bước vào xưởng vẽ. Nguyễn Tuấn làm việc trong căn garage được cải đổi thành một studio, được sơn cùng tông màu lục lam giống như ngôi nhà. Xưởng vẽ ấm cúng và chứa nhiều năng lượng sáng tạo. Trên bức tường phía sau có treo mấy hàng tranh-vật thể, tuy nhỏ bé nhưng rất mạnh mẽ.

Ông nói với tôi, “Đối với tôi, những [vật thể này] là họa phẩm vì chúng xuất phá từ lịch sử và cách thực hành của hội họa. Và theo một cách nào đó, tất cả những tác phẩm này ở đây đều bắt đầu từ một mảnh gỗ hình chữ nhật.”

Là một họa sĩ với văn bằng MFA (thạc sĩ mỹ thuật) chuyên khoa hội họa từ đại học University of Washington, ông đã tìm cách giữ cho các chất liệu phù hợp với những chất liệu truyền thống mà các họa sĩ thường dùng.
Để tạo ra những hình thù vòng tròn và hữu cơ hơn như vậy, ông cưa đứt các góc của những tấm gỗ, sau đó lấy lại hết những mảnh vụn và mùn cưa, đưa chúng vào lại trong chính bức tranh. Thỉnh thoảng ông trộn mùn cưa với sơn dầu acrylic, để tạo thành một trái banh. Sau đó ông nhúng vào gesso, một loại sơn lót, cát và phủ bằng than chì. Kết quả trông giống như một cái gì đó mà những người lập quốc Hoa Kỳ đã dùng để nhồi vào súng.

Ông Nguyễn Tuấn nói, “Tôi muốn tạo ra một không gian cho bản thân, và nhìn vào bức tranh và lịch sử hội họa, không có nhiều người da màu trong đó. Và những người Việt Nam. Tôi chỉ thấy được phong cách hội họa cụ thể này, và tôi cảm thấy như thể tôi muốn sáng tạo ra thứ gì đó thuộc về tôi theo một cách nào đó. Khi làm điều ấy, tôi đã phá cơ cấu hoặc tháo dỡ nó một chút, và tìm cách biến cái đó ra thành một thứ khác.”
 

Người hành tinh với súng tự động. (Jasmyne Keimig/thestranger.com)

Tôi hiểu điều ấy khi ông tìm cách phá vỡ bức tranh và ráp nó lại theo một cách thức mới mẻ. Hoặc có lẽ, nhìn điều đó từ một nhãn quan khác. Bằng cách nào một họa sĩ có thể làm cho điều xưa nay thường bị hạn chế nơi một khung hình vuông, hoặc tấm bảng, trở thành điều mới mẻ? Làm thế nào họ có thể can thiệp? Làm thế nào những thứ đó có thể tự nhét vào một không gian loại trừ chúng? Điều gì đến từ đó?
Đây là những câu hỏi quan trọng để suy nghĩ, khi nhìn vào tác phẩm của Nguyễn Tuấn. Tôi cảm thấy như thể tôi có được một bước đột phá.

Cuộc triển lãm của ông tại Specialist mở rộng trên khái niệm đó, trên cách thức tái chế và tạo ra cho một cái gì đó mới mẻ với những gì bạn biết, và mở rộng nó ra để bao gồm thời gian, tựa đề Open when you forget (Hãy mở ra khi bạn lãng quên) xuất phát từ một thư riêng mà con gái của ông Tuấn đã viết cho cha.

Ông trầm ngâm nói, “Nhiều tác phẩm của tôi vào thời điểm đó bắt đầu kết hợp với nhau, và phần nhiều là về thời gian đang trôi qua, cố gắng nắm giữ mọi thứ và nhớ lại mọi sự, ghi lại và giữ lấy những thứ bạn bỏ đi. Nhưng cũng tìm ý nghĩa cho thời điểm hiện tại và không quên chuyện gì đang xảy ra. Vì cuộc sống trôi qua rất nhanh, và cố gắng sống trong hiện tại.”

Ông nói tiếp, “Tôi nghĩ rằng nhiều họa sĩ suy nghĩ nhiều về cái chết. Không chỉ là chết thể lý của thân xác, mà còn là cái chết về mặt khái niệm. Bạn cần chế đi để sống lại, vì vậy tôi suy nghĩ về cái chết của một ý tưởng, hoặc cái chết của ý tưởng về một bức tranh, hay là sự tiêu vong của một cái gì đó. Bạn cần sự tử vong hoặc hủy diệt ấy, để từ đó tạo ra một điều mới mẻ.”

Cuộc triển lãm “Open when you forget” sẽ tiếp tục ở Specialist cho đến ngày Chủ Nhật, 27 tháng Giêng.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT