Thế Giới

Nữ khoa học gia bị mất giải Nobel năm 1974, nay lãnh giải thưởng trị giá $3 triệu

Sunday, 16/09/2018 - 11:16:24

Trong cuộc nghiên cứu về tín hiệu của ẩn tinh, bà nhận thấy những ngôi sao neutron đã quay tít, phát ra những tia chớp điện từ rất thường xuyên. Các nhà khoa học gọi điểm chớp đó trong các dự kiện kính viễn vọng của họ là ẩn tinh (pulsar).


Bà Jocelyn Bell Burnell ngày nay (Getty Images)

Bà Jocelyn Bell Burnell từng thực hiện một cuộc khám phá vật lý thiên văn quan trọng nhất trong thế kỷ thứ 20: tín hiệu của ẩn tinh (pulsar radio). Khám phá này, mà bà đã thực hiện khi còn là sinh viên cử nhân, đã giành được một giải Nobel năm 1974. Người ta tin rằng khám phá này sẽ giúp tạo nền tảng cho một “hệ thống định vị thiên hà,” giúp loài người du hành bên ngoài thái dương hệ của chúng ta.

Tuy nhiên lúc đó bà Bell Burnell đã không nhận được giải Nobel đó. Thay vì vậy, giải thưởng được trao cho cấp trên của bà tại trường đại học University of Cambridge, và đó là ông Antony Hewish - người đã chế tạo viễn vọng kính vô tuyến rất cần thiết cùng với bà trong việc khám phá tín hiệu của ẩn tinh, nhưng chính ông không là người tìm ra pulsar radio.
 

Bà Jocelyn Bell Burnell trong hình chụp năm 1968. (Getty Images)

Giờ đây, 34 năm sau, bà Bell Burnell được trao Breakthrough Prize (giải thưởng dành cho sự đột phá). Giải này có tiền thưởng nhiều hơn gấp bội, dành cho chính việc khám phá pulsar radio, và cho tài lãnh đạo khoa học của bà trong những năm sau đó.

Vào năm 1974, ủy ban Nobel trao tặng khoảng $124,000 Mỹ kim cho người thắng giải (chừng $620,000 ngày nay được điều chỉnh theo lạm phát). Vào năm đó ông Hewish đã nhận được một nửa trong số tiền đó, sau khi chia giải thưởng với một nhà thiên văn học vô tuyến khác cùng thắng giải. Giờ đây giải thưởng Breakthrough Prize, được tài trợ bởi Sergey Brin, Priscilla Chan và Mark Zuckerberg (chủ nhân Facebook), Ma Huateng, Yuri và Julia Milner, và Anne Wojcicki, đi kèm với một giải thưởng trị giá $3 triệu Mỹ kim, biến giải này trở thành giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới.

Khi biết mình thắng giải, bà Bell Burnell nói với đài BBC rằng bà dự định đem tặng số tiền ấy, lập một học bổng để hỗ trợ cho những phụ nữ và người thiểu số nào quan tâm đến khoa học.

“Cá nhân tôi không muốn hoặc cần số tiền đó, và đối với tôi thì tặng tiền có lẽ là các dùng khoản tiền đó một cách hay nhất.” Bà nói thêm rằng sự thiên vị trong vô thức đã khiến cho phụ nữ và người thiểu số bị đẩy ra khỏi ngành khoa học, và bà tin rằng người ngoại cuộc như bà tại trường Cambridge đã giúp tạo được sự khám phá về vũ trụ.

Trong cuộc nghiên cứu về tín hiệu của ẩn tinh, bà nhận thấy những ngôi sao neutron đã quay tít, phát ra những tia chớp điện từ rất thường xuyên. Các nhà khoa học gọi điểm chớp đó trong các dự kiện kính viễn vọng của họ là ẩn tinh (pulsar).

Trong một văn bản, ông Edward Witten, chủ tịch ủy ban tuyển chọn giải Breakthrough Prize, nói, “Việc bà Jocelyn Bell Burnell khám phá ra các ẩn tinh sẽ luôn luôn là một điều bất ngờ lớn trong lịch sử thiên văn học. Cho tới lúc đó, không ai thực sự biết được các ngôi sao neutron có thể được quan sát bằng cách nào, nếu thực sự chúng hiện hữu. Hóa ra là thiên nhiên đã cung cấp một cách thức hết sức chính xác để quan sát những vật thể ấy, và điều này dẫn tới nhiều bước tiến sau đó.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT