Hoa Kỳ

Nữ sinh mặc áo sườn sám, gây phê phán từ phía người Mỹ gốc Hoa, còn người Trung Hoa thì khen ngợi

Wednesday, 02/05/2018 - 07:55:56

Một người lấy biệt danh là Snail Trail viết trên mang WeChat tại Trung Quốc, “Tôi rất hãnh diện là văn hóa của chúng tôi được công nhận bởi người dân sống ở các quốc gia khác.

Keziah Daum (Twitter)

UTAH - Một cô gái 18 tuổi đã gây một làn sóng tranh luận ồn ào trên mạng xã hội, chỉ vì cô chọn mặc áo sườn sám để dự tiệc prom dành cho học sinh sắp tốt nghiệp trung học.



Trong hình chụp vào tháng Bảy 2016, gần 3,000 phụ nữ từ khắp Trung Hoa đã mặc áo sườn sám và đi bộ hơn 1 cây số tại thành phố Lục Bàn Thủy (Liupanshui), tỉnh Quý Châu dể tạo kỷ lục thế giới về số người mặc sườn sám đi bộ cùng một lần. (Getty Images)

Trên mạng, một số người tố cáo cô nữ sinh 18 tuổi đã “chiếm đoạt văn hóa,” khi cô dùng áo truyền thống được kính trọng của người Trung Hoa làm áo dạ tiệc riêng cho cô. Nữ sinh này đã trả lời rằng cô mặc sườn sám với lòng kính trọng, không phải chế giễu. Cô bị chỉ trích một phần cũng vì cô là người Tây Phương
Nhân vật gây sóng gió là cô Keziah Daum một thiếu nữ không có gốc Trung Hoa. Cô này đang học lớp 12 tại trường Trung Học Woods Cross ở thị xã Woods Cross, tiểu bang Utah.

Keziah đã đăng hình cô mặc sườn sám để tham dự buổi tiệc khiêu vũ prom lên mạng Twitter. Áo sườn xám, còn gọi là áo kỳ bào, là một loại trang phục truyền thống của người Trung Hoa -


Hình Keziah Daum và người bạn nam dự tiệc Prom đã gây tranh luận từ cuối tuần qua. (Twitter)

Một trong những người có ý kiến phản đối và được chia sẻ ý kiến này rộng rãi trên mạng là anh Jeremy Lam có gốc Hoa. Anh ta viết trên Twitter, “Văn hóa của chúng tôi không phải là bộ trang phục dạ hội cuối năm của bạn.”

Mục đăng này, và lời chỉ trích của Jeremy Lam đã thu hút hàng trăm ngàn lượt like (thích) hay đồng ý, hàng chục ngàn lượt đăng lại, và thêm hàng ngàn ý kiến khác, khi những người ủng hộ và những người chỉ trích đụng độ với nhau, về khái niệm “chiếm đoạt văn hóa,” tức là việc tiếp nhận nền văn hóa thiểu số vào nền văn hóa thống trị.


Keziah Daum cùng các bạn chụp hình lưu niệm (Twitter)

Jeremy Lam giải thích trên Twitter lý do tại sao anh không hài lòng với những tấm ảnh cô Keziah mặc sườn sám. Anh nói rằng áo kỳ bào (qipao) lúc đầu là một chiếc áo choàng không có hình dáng rõ nét, được mặt để dọn dẹp nhà cửa, và sau đó được biến thành một biểu tượng của nữ quyền.

Anh viết, “Trong một thời đại mà phụ nữ Á Châu bị bắt phải im lặng, họ đã có thể tạo ra không những một tác phẩm nghệ thuật, mà còn một biểu tượng của sự tranh đấu. Bộ đồ này chất chứa nữ tính, lòng tự tin, và sự bình đẳng giới tính, thông qua dáng vẻ xinh đẹp bắt mắt. Sau đó kiểu ái này lan truyền ra khắp Á Châu, là một bộ áo đẹp và dấu hiệu giải phóng của phái nữ. Biến nó thành một món hàng của giới tiêu thụ Mỹ và cung cấp cho người da trắng là mang ý thức hệ thực dân.”

Mục đăng nặng ý xã hội chủ nghĩa của Jeremy Lam đã nhận được hơn 167,000 lượt thích, và được đăng lại gần 40,000 lần trên Twitter.

Tuy nhiên, sau khi một số người đề nghị Keziah nên gỡ bỏ những bức ảnh đó, cô đã từ chối.
Cô viết, “Xin nói với tất cả những người nào gây ra rất nhiều điều tiêu cực như thế: tôi không có ý xem thường nền văn hóa Trung Hoa. Tôi chỉ bày tỏ sự trân trọng của tôi đối với nền văn hóa của họ. Tôi không xóa mục đăng của mình, vì tôi chỉ bày tỏ lòng yêu mến của tôi đối với nền văn hóa ấy. Đó là một bộ trang phục... Và thật đẹp.”

Người viết @jboezoe viết ý kiến trên Twitter: “Trông cô lộng lẫy và bộ đồ rất đẹp. Chúng ta đang sống trong một thế giới tuyệt vời, nơi mà chúng ta có thể chia sẻ văn hóa và trang phục, trong thiết kế và phong cách đặc biệt từ khắp nơi trên thế giới, đại diện cho nền văn hóa của Địa Cầu và nghệ thuật của nhân loại.”
Khi tin này lan đến Á Châu, hầu hết người Hoa sống tại Đài Loan, Hồng Kông và Trung Quốc bày tỏ sự khó hiểu về việc người Mỹ gốc Hoa phản đối cô Kaziah Daum. Họ cho rằng sự việc một thiếu nữ chọn áo sườn sám là một chiến thắng cho nền văn hóa của người Trung Hoa.

Một người lấy biệt danh là Snail Trail viết trên mang WeChat tại Trung Quốc, “Tôi rất hãnh diện là văn hóa của chúng tôi được công nhận bởi người dân sống ở các quốc gia khác.

Một người tên Zhou Yijun sống ở Hồng Kông nói với nhật báo NY Times, “Thật kỳ lạ khi người ta chỉ trích hành động của cô gái là chiếm đoạt văn hóa. Từ quan điểm của một người Trung Hoa, nếu một phụ nữ ngoại quốc mặc kỳ bào mà thấy mình đẹp thì tại sao cô ấy không mặc?”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT