Người Việt Khắp Nơi

Ông họ Nguyễn bị tố cáo cầm đầu đường dây 32 người buôn cần sa

Saturday, 28/03/2015 - 08:56:49

Theo nhà chức trách, Nguyễn Trọng Trí đã trông coi một mạng lưới lớn xuyên tiểu bang phân phối cần sa bất hợp pháp. Trí được hỗ trợ bởi vợ, ba người chị em, và hàng chục người đồng lõa.

Bốn người Việt trong nhóm 32 người bị bắt. Từ bên trái là Nguyễn Trọng Trí, Josie Phương Farrow, Trần Oanh, và Shila Thị Kiều Lorenz. (Hình Cảnh Sát)

 

DENVER – Mới đây nhiều cơ quan thực thi công lực địa phương đã phá vỡ một đường dây buôn bán cần sa. Đây là đường dây lớn nhất ở Colorado, tính từ khi cần sa được hợp pháp hóa tại tiểu bang này.
Theo nhà chức trách, Nguyễn Trọng Trí đã trông coi một mạng lưới lớn xuyên tiểu bang phân phối cần sa bất hợp pháp. Trí được hỗ trợ bởi vợ, ba người chị em, và hàng chục người đồng lõa.
Trong bốn năm qua, Trí và 31 người khác tự nhận mình là những người chăm sóc bệnh nhân cần sa y tế, những người quản trị tài sản cung cấp dịch vụ cho những người trồng cần sa, chẳng hạn như “các hợp tác xã” cần sa, và những chủ nhân cơ sở tiểu thương. Họ tự xưng như vậy, khi họ buôn bán trái luật pháp hàng chục ngàn pound cần sa, dạng lá, dạng cô đặc, và dầu nhựa hoa cần sa butane, sang các tiểu bang khác.
Các cơ quan công lực ước tính rằng nhóm này đã rửa tiền ít nhất hàng Tríệu Mỹ kim.
Theo ghi nhận của đài KUSA, Tổng Biện Lý Cynthia H. Coffman của Colorado nói, “Cuộc điều tra này đã đóng lại một trong những hoạt động tội phạm bị phanh phui, lớn nhất và tinh vi nhất, tính từ khi các cử Trí Colorado thông qua Tu Chính Án 20 trong năm 2000. Đường dây ma túy Nguyễn là một bằng chứng thêm nữa của chuyện chợ đen đang phát Tríển mạnh của Colorado. Những kẻ buôn bán ma túy bất hợp pháp cứ ẩn nấp công khai, mưu toan sử dụng các thị trường được hóa để làm tấm bình phong.”
Trong tháng Giêng năm 2014, Sở Cảnh Sát Denver điều tra sau khi có sự than phiền của người dân, và họ tìm thấy một nhà kho trồng cần sa mà không có giấy phép.
Ông Michael Glick, người quản lý kho trồng cần sa, nói rằng “hợp tác xã” này đang trồng một cách hợp pháp 500-600 cây cần sa, để cung cấp cho năm bệnh nhân cần sa y tế. Việc phát giác này đã khởi động một cuộc điều tra đại quy mô của các cơ quan thực thi công lực ở các cấp địa phương, tiểu bang, và liên bang.
Một trát tòa ra lệnh khám xét đã thi hành trong tháng 10 năm 2014, dẫn tới việc các cơ quan công lực tịch thu 4,600 pound cần sa, gần 2,000 cây cần sa, 10 ký dầu nhựa hoa cần sa, và khoảng $1.4 Tríệu tiền mặt.
Ngoài ông Nguyễn Trọng Trí, những nghi can gốc Việt khác trong nhóm 32 người gồm có Nguyễn Thị Anh, Josie Phương Farrow, Trần Oanh, Shila Thị Kiều Lorenz
Cảnh sát trưởng Robert White của Denver nói, “Chúng tôi rất biết ơn các đối tác tiểu bang và liên bang của chúng tôi, mà chúng tôi đã cùng làm việc với, trong chiến dịch điều tra Operation Golden Go-fer Những quan hệ hợp tác và cuộc điều tra này đi một chặng đường dài, để gửi tin nhắn cho những kẻ tội phạm. Những người này tin rằng khu vực Denver là nơi để thiết lập các hoạt động cần sa bất hợp pháp. Sở Cảnh Sát Denver có một đơn vị gồm những thám tử tận tụy. Mục tiêu chính của họ là ngăn chặn các hoạt động cần sa trái phép trong thành phố chúng tôi. Denver không dung túng những tội phạm này trong thành phố của chúng tôi.”
Theo hồ sơ truy tố, ông Trí bị xem là người cầm đầu đường dây trồng và phân phối cần sa bất hợp pháp tại 13 kho hàng khắp vùng Denver. Ông và vợ, bà Kristen Root, và các thân nhân gồm Josie Phương Farrow, Shelia Thị Kiều Kieu Lorenz, và Trần Oanh, đã rửa tiền để tránh bị đóng thuế.
Trong bản tin của đài KUSA, bà Josie Phương Farrow nói rằng bà không hề liên lạc với bất cứ ai trong những người bị truy tố tại Denver trong hai năm qua.
Nhà chức trách nói rằng nhóm này che giấu hoạt động phi pháp của họ qua những công ty mà trong đó có cả một tiệm massage và một công ty chuyên cho thuê kho hàng. Cảnh sát nói rằng gia đình này đã dùng tiền mặt từ những cuộc mua bán bất hợp pháp để mua ngân phiếu money order tại ngân hàng, và sau đó chuyển các ngân phiếu này vào các trương mục ở nhà băng. Trị giá của mỗi ngân phiếu thường dưới $3,000 nhằm tránh gây chú ý theo qui luật của chính quyền liên bang. Theo các điều tra viên, phương pháp rửa tiền này cũng giúp họ tránh đóng thuế lên tới $700,000.
Qua những người hợp tác trong đường dây, nhóm người này đã dùng máy bay chuyên thả người nhảy dù để chuyển cần sa ra ngoài tiểu bang Colorado. Máy bay cũng được dùng để chở tiền từ các tiểu bang về lại Colorado. Một trong những người làm công tác này là ông Joseph Johnson. Ông đã thú nhận là người vận chuyển cho đường dây của ông Trí. Johnson có giấy phép hành nghề lái máy bay thả người nhảy dù và có thể thuê phi công.
Cũng theo hồ sơ điều tra, qua hợp đồng với Nguyễn Trọng Trí, ông Johnson gặt cần sa, đóng thùng và gởi từ Boulder, Colorado đến Minnesota qua những chiếc máy bay nhỏ. Có lúc cần sa cũng được chở bằng xe đến Texas.
Nhà chức trách cho biết rằng có lúc ông Trí đã nghĩ đến việc chuyển hoạt động phi pháp thành hợp pháp theo luật mới. Tuy nhiên, vì luật mới bắt buộc ông phải bỏ các cây cần sa đang có và phải trồng lại từ đầu, ông quay trở lại với hoạt động phi pháp và bán cần sa theo kiểu chợ đen, vì làm như vậy có lợi hơn nhiều.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT