Bình Luận

Ông Xí đầu hàng

Friday, 05/07/2019 - 07:49:26

Bên lề cuộc họp G20 tại Osaka là một cuộc họp khác giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ và Trung Quốc; bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc mô tả cuộc họp đó như một nỗ lực tìm cách đình chiến trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước, mỗi nước đều có nhu cầu căn bản riêng của mình: nhu cầu của Trung Quốc là xuất cảng, và nhu cầu của Mỹ là nhập cảng.


Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Bên lề cuộc họp G20 tại Osaka là một cuộc họp khác giữa hai siêu cường kinh tế Mỹ và Trung Quốc; bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc mô tả cuộc họp đó như một nỗ lực tìm cách đình chiến trong cuộc chiến thương mại giữa hai nước, mỗi nước đều có nhu cầu căn bản riêng của mình: nhu cầu của Trung Quốc là xuất cảng, và nhu cầu của Mỹ là nhập cảng.

Không xuất cảng được là vài trăm triệu người thợ Trung Quốc sẽ đói, sẽ khổ; không nhập cảng được là trên 300 triệu người tiêu thụ Mỹ sẽ thiếu áo mặc, thiếu TV để coi, thiếu computer để sử dụng.

Hai đặc tính nghe như đối nghịch đó, lại là yếu tố dễ tạo tương thuận, vì không chỉ kẻ bán mới cần người mua, mà ngược lại, người mua nào cũng phải đích thân tìm đến chợ, đến siêu thị để có được món hàng mình muốn.
Tổng Thống Trump là vị quốc trưởng đầu tiên của Mỹ nhìn thấy thế mạnh của xã hội tiêu thụ - không nhập cảng nửa năm không người Mỹ nào chết vì thiếu TV, thiếu giầy, trong lúc chỉ cần 6 tháng không bán được hàng sang Mỹ, xưởng thợ Tầu sẽ đóng cửa, người thợ Tầu sẽ chết đói.

Thế mạnh của Mỹ là trong lúc vài chục nước có nhu cầu xuất cảng mà chỉ một mình Mỹ có khả năng nhập cảng ồ ạt, nhập cảng đủ nhiều, để đáp ứng mức sản xuất khổng lồ của xưởng thợ Trung Quốc. Không mua hàng Tầu, Mỹ còn có thể mua từ vài chục thị trường xuất cảng khác; không bán được hàng vào thị trường Mỹ, núi sản phẩm 'made in China' chỉ còn nước chất đống để nhìn.
Ông Trump sử dụng thế thượng phong của Mỹ bằng cách đóng thuế nhập cảng (tariff), với nhiều giá khác nhau -5%, 10% và 25%. Hàng bị đóng thuế nặng hay nhẹ là tùy tổng thống, cho nên nhiều nước tranh công để mong được tổng thống biệt đãi.

Trong thời gian đầu Tầu trả đũa bằng cách tẩy chay nông phẩm của Mỹ; Trump đối phó bằng cách xuất công khố đền bù cho nông dân Mỹ lỗ lã vì không bán được nông phẩm cho Tầu; Tầu không có khả năng xuất công khố trả lương cho vài trăm triệu công nhân trong những xưởng thợ đang hấp hối, sinh hoạt cầm chừng, vì hàng không bán được vào thị trường Mỹ, thị trường tiêu thụ mạnh nhất thế giới.
Trung Quốc gợi ý tổ chức cuộc thảo luận thượng đỉnh này, mặc dù kẻ mua (Mỹ) đã gặp người bán (Tầu) nhiều lần, hai bên cũng đã thương lượng với nhau nhiều lần nhưng vấn đề thuế nhập cảng (tariff) vẫn chưa giải quyết được.

Giờ này đích thân hai vị tổng thống Xi Jinping và Donald Trump ngồi lại với nhau, trong thế nguy ngập của Tầu: nhiều hãng Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc từ nhiều năm, đùng đùng dọn nhà máy sang Việt Nam, vì hàng sản xuất tại Trung Quốc xuất cảng trở về Mỹ bị đánh thuế nhập cảng 25%, trong lúc hàng xuất cảng từ Việt Nam và nhiều nước khác lại được hưởng mức thuế rẻ hơn.
Ông Xí nhìn thấy cái nguy cơ xập tiệm, nếu Tầu phải tranh thương với những nước khác, cũng đang trong tình trạng thặng dư nhân công như Nam Hàn, Việt Nam, hoặc Ấn Độ, do đó ông muốn thương thuyết và nhượng bộ để giữ lại cục xương: cái danh hiệu 'xưởng sản xuất nhu yếu phẩm cho toàn cầu.'
Nhu cầu đầu tiên của ông Xí, là ông Trump cam kết không tăng thuế nhập cảng tùy thích nữa; điều thứ nhì ông xin ông Trump nới tay đừng bóp chết hãng Huawei -công ty điện tử tạo hãnh diện cho Trung Quốc.
Huawei thành công đến mức đang trở thành công cụ của chính phủ Trung Quốc trong công tác săn tìm và đánh cắp nhiều bí mật quốc phòng, bí mật kỹ thuật của Mỹ; tuy nhiên Huawei lại tùy thuộc vào nhiều loại chip chỉ có thể mua của Mỹ, do đó lệnh cấm không bán chip cho Huawei là quá đủ để làm công ty điện tử này tê liệt.


Hai ông quốc trưởng ngồi đối diện, cô ái nữ của tổng thống Trump đứng đầu bàn. (Getty Images)

Để được ngồi thương lượng với ông Trump, ông Xí đã phải đến Bình Nhưỡng, gặp chủ tịch Bắc Hàn để dàn xếp cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và thủ lãnh Bắc Hàn Kim Jong-un, tại lằn ranh chia đôi Nam-Bắc Hàn, nhưng Trump vẫn không hứa hẹn một đặc ân nào cho Xí Jinping.
Đối đầu với Tổng Thống Trump - một doanh nhân lỗi lạc, có thành tích coi IRS là đồ bỏ- ông Tập cũng đành bó tay trong thế yếu.

Tuy nhiên,Trump vẫn không bóp chết Xí, vẫn dùng thuế Tariff để lấy tối đa lợi tức của Trung Quốc, nhưng không lấy tới mức làm Xí kiệt quệ.
Tuy thái độ 'Người Quyết Định Là Chính Tôi' của Trump đánh gục Trung Quốc -quốc gia đang đứng hạng nhì trên thang doanh thương quốc tế; nhưng việc ông để mặc ông Xí trong thế con cá mắc câu, cũng có thể tạo ra những phản ứng đường cùng của ông Xí.

Giáo sư Jacques deLisle, giám đốc cơ quan nghiên cứu về 'Trung Quốc Hiện Đại tại University of Pennsylvania, nhận định, "Giá rẻ hàng xuất cảng từ Trung Quốc là kết quả của sự phối hợp giữa giá nhân công Tầu rất thấp và sự tính toán của doanh nhân Mỹ để gia tăng lãi xuất."
Ông deLisle nói thêm, "Doanh nhân không thích tình trạng bất ổn; họ chỉ phát đạt trong tình trạng ổn định."
Ông giáo này cũng lẩm cẩm không kém gì ông cựu tổng thống Jimmy Carter; ông Carter chỉ trích Trump là vị tổng thống bất hợp pháp của Hoa Kỳ, vì Trump chỉ đắc cử nhờ Nga tiếp sức. Trump bốp chát trả lời là Carter nói theo luận điệu của bọn Dân Chủ; Carter còn nói là nếu có kết quả cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 thì Trump không thắng.
Người phụ trách cuộc điều tra đó là công tố viên Robert S. Mueller III; ông sẽ ra điều trần trước hạ viện ngày 17 tháng này.

Tuy nhiên, với thái độ đầu hàng của ông Xí trên trường chính trị, ông Trump đang nắm vững số cử tri quan tâm đến chính sách America First; nói cách khác, ông chưa có đối thủ về mặt chính sách quốc tế.
Về mặt đối nội, tình trạng công ăn, việc làm gia tăng khiến thêm nhiều triệu người Mỹ ra khỏi cám cảnh lãnh lương thất nghiệp.

Nhược điểm của Trump vẫn chỉ gói gọn vào ngôn ngữ thiếu lịch sự, có hơi hướm săng đá, và lập trường mắng mỏ những viên chức chính phủ, như ngoại trưởng Rex Tillerson, người có tội cản đản công ăn việc làm của cậu rể quý Jared Kushner của tổng thống tại Saudi Arabia.
Ông mắng ngoại trưởng Tillerson là ngu như cục đá, rồi cất chức ngoại trưởng của ông đó.
4 more years là điều ông nắm chắc trong tay rồi.

 

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT