Đạo và Đời

Pháp Hội Di Đà và Lễ Cúng Dường Trai Tăng: Pháp hội đồng tu bố thí ba la mật

Wednesday, 02/12/2015 - 08:29:37

Một khi tâmngười chomở khai Chân Tâm bất nhị thì tâmngười nhậncũng sẽ khai mở Chân Tâm bất nhị. Và ngược lại, nếu tâm thứcngười nhậnkhai mở thì cũng sẽ làmngười chokhai mở. Đó chính là bản chất tuyệt vời của hạnh bố thí ba la mật.


Phật tử sẵn sàng cúng dường.


Trong kỳ Pháp Hội Di Đà năm nay 2015 tại Long Beach Convention Center, Hội Từ Bi Phụng Sự và Thầy Hằng Trường sẽ tổ chức Lễ Cúng Dường Trai Tăng vào 10:30 sáng đến 1 giờ trưa ngày Thứ Bảy 19 tháng 12 -2015. Hội TBPS sẽ trang trọng cung thỉnh quý vị xuất gia tăng sĩ Việt Nam và các nước về quang lâm tham dự lễ Cúng Dường Trai Tăng vào buổi trưa của ngày mở đầu Pháp hội. Trong buổi Lễ Cúng Dường Trai Tăng này quý vị Phật tử sẽ có cơ hội bày tỏ sự tôn kính và dâng cúng một bữa ăn trang nghiêm thanh tịnh đến quý tăng ni sư thầy, người đã rời bỏ cuộc sống thế tục để dày công hoằng pháp hóa độ chúng sinh.

Xin mời quý độc giả xem vài hình ảnh của một buổi lễ Lễ Cúng Dường Trai Tăng nhỏ đã diễn ra vài năm trước tại trung tâm iTC thành phố Garden Grove. Đồng thờixinđọc bài nói về "Ý nghĩacúng dường trai tăng"ghi lại lời ThầyHằng Trường giảng.

Ý nghĩa cúng dường trai tăng
Chúng ta chắc ai cũng quen thuộc với ý nghĩa của cúng dường là 'dâng cúng, dâng cho với lòng tôn trọng cung kính'. Nhưng cúng dường ai? Con cúng dường cha mẹ, thí chủ cúng dường chư Phật thánh hiền, người tại gia cúng dường người xuất gia. Nói như thế thì việc cúng dường chỉ có một chiều! Hơn nữa, nếu ta quan niệm rằng cúng dường là'dâng lên' thìbố thí in vào trí ta hìnhảnh 'cho xuống'. Bản chất lối dụng từ và tư duy như thế thì phát xuất từ một tâm thức nhị nguyên, từ một văn hóa phong kiến luôn phân định trên dưới, luôn chia chẻ bên này bên kia. Do vậy, triết lý Kinh Hoa Nghiêm nhận định rằng cúng dường không thể là việc của người ở địa vị thấp dâng cúng lên bậc địa vị cao hơn hoặc từ bậc tu hành thấp hơn dâng cúng lên bậc tu hành đạo đức và thành tích cao hơn. Bố thí cũng không có nghĩa là người giàu cho người nghèo, kẻ 'có' cho người thiếu thốn, kẻ trên cho người dưới.

Chư Tăng trong lễ Cúng Dường



Triết lý Hoa Nghiêm chủ trương rằng: bố thí hay cúng dường đều là công hạnh bất nhị của bố thí ba la mật. Bố thí ba la mật là hạnh khai mở quang minh của Chân Tâm, của một tâm thái thanh tịnh không phân biệt mình người, không giai cấp trên dưới, không chú trọng vào vật cho nhiều ít tốt xấu, không sinh khởi lòng khen chê yêu chán.

Như thế, khi mình dâng một phẩm vật, một món ăn lên chư tăng thì không phải hành động dâng cho là bố thí ba la mật mà chính sự khai mở của cõi lòng của ta mới là bố thí ba la mật; rằng trong khoảnh khắc huyền nhiệm của lúc dâng cúng, tấm lòng chân thật của ta mở toang, khiến ta quên mất chính mình, quên luôn người nhận, quên bẵng thời không, chan hòa trong ánh sáng chân thành, ngập tràn một biển pháp lạc vô biên. Ta gọi tâm thái trong giây phút thoáng chốc ấy là sự khai mở quang minh của Chân Tâm bất nhị đó vậy.

Một khi tâmngười chomở khai Chân Tâm bất nhị thì tâmngười nhậncũng sẽ khai mở Chân Tâm bất nhị. Và ngược lại, nếu tâm thứcngười nhậnkhai mở thì cũng sẽ làmngười chokhai mở. Đó chính là bản chất tuyệt vời của hạnh bố thí ba la mật.

Như vậy, chúng ta, người cho cũng như người nhận, hãy thay đổi quan niệm về việc cúng dường và bố thí, nhất là hạnh cúng dường trai tăng (tức là hạnh dâng cúng lên chư tăng ni thức ăn, y áo, thuốc men và vật dụng sinh hoạt cần thiết). Thay vì nghĩ rằng cúng dường sẽ được vô lượng công đức, rồi đôi khi sinh khởi tâm mong cầu phước đức, mình hãy nghĩ rằng đây là một cơ hội để ta thực tập hạnh bố thí ba la mật. Mình hãy nhắm mắt lại, trỗi dậy lòng thành khẩn cung kính, tập trung chuyên nhất lắng dừng nội tại, buông hết mọi hình bóng trong tâm tưởng, rồi lập tức nhận tri sự trong sáng nhẹ nhàng ngay đó. Ta sẽ cảm thấu một sự tự tại vô cùng, một nỗi sung sướng vô biên vượt ngoài thời không. Đó chính là dấu ấn của Chân Tâm bất nhị đang trỗi dậy!

Nếu thí chủ tu tập hạnh bố thí ba la mật trong việc cúng dường trai tăng thì chư tăng ni, những bậc thọ cúng, chắc chắn sẽ thực hành đồng hạnh. Như thế, hạnh cúng dường trai tăng không còn là hạnh của chư vị thí chủ mà trở thành hạnh bố thí ba la mật của cả đại chúng tăng tục. Pháp hội cúng dường trai tăng lúc đó nên đổi tên làpháp hội đồng tu bố thí ba la mật.

Tu như vậy, toàn thể đại chúng sẽ vượt thoát mọi chấp trước vào hình tướng, mọi mong cầu thành đạt phước đức, thoát khỏi mọi vướng kẹt trong quan niệm giai cấp, thứ bậc, thân phận, sở hữu, số lượng, tên gọi. Tu như vậy, chúng ta trực tiếp khai mở nguồn tâm, trực nhận giá trị nội tại, vượt thoát mọi tục lụy vì cái nhìn lệch lạc đầy tham cầu mong muốn.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT