Chuyện Nước Pháp

Phim mới của đạo diễn Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng

Wednesday, 01/07/2015 - 08:56:42

Gia phả thành hình từđó mà ra, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, chỉ một khoảnh khắc mà thành thiên thu.

Đạo diễn họ Trần đã đọc quyển sách mang tựa đề “L'élégance des veuves (Những góa phụ thanh nhã)” của nhà văn nữ Alice Ferney, tên thật là Cécile Brossollet, sinh năm 1961 tại Paris. Bà là một nhân tài trí thức của nước Pháp, có bằng cấp tiến sĩ quốc gia về ngành kinh tế, xã hội học năm 1990 tại đại học danh tiếng EHESS (Cao học xã hội) chuyên đào tạo nhân viên nghiên cứu và giảng dạy đại học. Với bằng cấp này, bà trở thành giảng viên đại học cấp trung gian (Maitre de conférence, dưới giáo sư đại học một bậc) tại đại học Orléans cách Paris 100 cây số. Với khả năng viết lách tài giỏi, bà đã hoàn thành 7 cuốn tiểu thuyết bán dưới dạng sách bỏ túi cỡ nhỏ và không quá dài lê thê vượt hơn 150 trang. Chủ đề tiểu thuyết xoay quanh tính cách phụ nữ, sự khác nhau giữa nam nữ, người mẹ nuôi con và tình yêu lứa đôi. Về đời tư, bà chống đối hôn nhân đồng tính, các cuộc thụ thai nhân tạo và sinh con cho người khác.

 


các nữ diễn viên trẻđẹpđóng vai chínhvà Trần Anh Hùng bênống kính với tài liệu soạn sẵn và hình cuốn tiểu thuyết quay thành phim.




Quyển sách mà nhà đạo diễn Trần Anh Hùng lựa chọn với dàn sao nữ Pháp (gồm 3 giai nhân) đóng các vai chính dưới quyền điều khiển của ông, ra mắt năm 1995 và bán với giá rẻ (khoảng 7 euros). Hai mươi năm sau, 2015, cuốn sách lọt vào mắt xanh của nhà làm phim và nhờ vậy, có thêm nhiều người biết đến một nhà văn nữ giảng viên đại học viết sách gần như là nghề tay trái vì bà không cần lợi tức phụ thuộc.
Nhân đây, chúng ta nhìn lại từđầu tiểu sử củađạo diễn Trầnđể thấy rằngông quả thật vô cùng táo bạo và giữđược tình yêu thương quê hương gốc gác là nơi từđấy sinh ra mình là Việt Nam chứ không hề là Pháp dù quốc gia tự do nàyđãđào tạo nghề nghiệp điện ảnh choông kiếm cơm. Những cuốn phim ngắn ra trường tốt nghiệp của ông lấy đề tài cổ tích xa xưa Hòn Vọng Phu (La pierre d'attente), Thiếu phụ Nam Xương (La femme mariée de Nam Xương) từ xứ Việt. Sau đó là phim dài Việt Nam và qua đến nước Phù Tang: cuốn phim Norwegian Wood tràn ngập những cảnh thơ mộng đẹp tuyệt vời với tuyết rơi bám đều trên tóc, trên vai áo cặp tình nhân trẻ trung và cánh đồng mênh mông ảo tưởng dòng đời luôn trôi đi không ngừng nghỉ. Thông thường, những công dân xứ ngoại quốc di dân muốn hội nhập vào xã hội Pháp đều có khuynh hướng ca tụng quê hương thứ hai đã cưu mang mình. Điều này không xảy ra cho đạo diễn Trần. Sự táo bạo trăn trở về nguồn của ông do tài năng tự tin giống như ta mang phở hay chả giò (nem) dọn cho người Pháp ăn mà họ khen ngon đáo để. Dĩ nhiên, “ăn” món tinh thần càng khó gấp bội so với mâm đựng vật chất thơm ngon sờ mó được, nhưng chính nhờ điều đó mà các nhà phê bình chỉ trích điện ảnh cũng như giới thưởng ngoạn say mê đi coi xi-nê-ma nơi rạp chiếu ngợi khen Trần Anh Hùng: sự tinh tế chọn lựa những góc quay phong phú đưa tới những hình ảnh tuyệt đẹp gây ấn tượng mạnh cho người xem cộng hưởng với âm thanh chọn lọc hài hòa kèm theo. Sự tỉ mỉ, cẩn thận gần như "bệnh hoạn" trong những xen gay cấn hay có vẻ tầm thường không ra gì đối với người ơ thờ được ông nhấn mạnh khiến khán giả bỗng giật mình "thức tỉnh"! Ngay cả những tiếng ho khúc khắc cũng được lập lại nhiều lần làm chúng ta... sực nhớ "Ủa, mình cũng từng ho khan như vậy khi bị cảm cúm mà, y chang nhau !" và thấy "cảm" với nhân vật ảo ảnh trong phim, rồi chú ý thêm coi đạo diễn muốn nói gì, muốn gửi gấm thông điệp chi? Vậy là cuốn phim đã thành công phân nửa, cốt truyện còn lại hầu như góp phần không bao nhiêu, cũng như tài nghệ diễn viên. Thật vậy, chúng ta nhận thấy các giải thưởng của phim họ Trần không hề dành cho tài năng đóng phim của các tài tử. Phu nhân Trần Nữ Yên Khê chưa bao giờ được đề cử vào vai nữ tài tử xuất sắc nhất (trừ đề nghị vai trò "thiết kế trang phục đẹp nhất" trong phim Nhật Bản "rừng Na Uy", bà không đoạt giải). Thật ra, bà đến Pháp từ lúc còn là em bé 3 tuổi với mẹ, chị và cha ghẻ là một ký giả người Pháp (bà sinh năm 1968, đến Paris cư ngụ năm 1971) và tốt nghiệp đại học tư nhân về thiết kế, kiến trúc nhà ở và trang hoàng tên là Camondo (khác với đại học thuần kiến trúc). Khi Trần Anh Hùng tìm người đóng vai nữ cho 2 cuốn phim ngắn ra trường của ông, bà đến dự thi tuyển và thế là tình yêu đến với họ từ đó về sau cho đến hiện giờ. Họ có 2 con 1 trai 1 gái còn nhỏ tuổi. Yên Khê tỏ vẻ tiếc nuối vì bị giới hạn trong vai trò phim Việt mà thôi, nhưng bà có thể tham gia thiết kế trang phục rất thẩm mỹ trong nghề chính của mình.
Các nữ tài tử Pháp (tuổi trẻ dưới 40, xem hình kèm theo) đều nổi tiếng ít nhiều nhưng không quá thượng thặng. Cuốn phim mang tên khác với tựa đề hơi dài của sách là “Eternité” thay vì “L'élégance des veuves”. Chủ đề nói về thế giới phụ nữ bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ 19 khi cô gái trẻ hai mươi tuổi tên Valentine vừa làm đám cưới với người chồng tên Jules. Đến cuối thế kỷ 20, khán giả xem phim thấy cô chắt gái (arrière petite-fille) của bà cụ nói trên đang chạy băng qua cây cầu và ngừng lại để ngã vào vòng tay người yêu đang đón chào. Giữa hai lúc xảy ra hai câu chuyện là thời gian "vĩnh cửu" với biết bao sự kiện xã hội thông thường đã xảy ra cho những cặp tình nhân nam nữ gặp nhau, yêu nhau, lập gia đình, có con cái là thành cha mẹ rồi ông bà rồi lên vai cố và sau cùng ra đi về miền cực lạc. Gia phả thành hình từđó mà ra, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, chỉ một khoảnh khắc mà thành thiên thu.
Trong tương lai, cuốn phim sẽ gặt hái nhiều thành công vĩ đại vì nó được bảo trợ bởi các nhà sản xuất phim Tây-Bắc Pháp, hãng Pathé chuyên chiếu phim nội địa và quốc tế, hãng Artemis của Bỉ, đài truyền hình quốc gia số 2 chuyên về phim, hãng MC Guff Ligne. Phim lại được “đặt mua trước” bởi hai đài truyền hình tư nhân Canal + và Ciné + cũng như vốn tài trợ của 4 vùng đất Pháp rộng lớn khác (Poitou-Charentes...). Phim sẽ quay ở vùng Paris và Bỉ quốc. Chúng ta hồi hộp chờ xem giữa sách và phim, hai thế giới tuyệt diệu sẵn sàng mang đến cho khán giả tài nghệ vượt bậc của 2 tác giả nói trên những màn diễn xuất phải đi vào tận “thiên thu” với sự đề cao vai trò làm MẸ của nữ giới đã bảo đảm nòi giống con người tồn tại mãi mãi.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT