Mẹo Vặt

Enriched Flour là gì?

Thursday, 29/10/2015 - 08:09:17

Tóm lại, cái chữ “Enriched Flour” nghe thì rất sang, nhưng thực tế nó chẳng làm cho chúng ta giầu có gì hơn ngoài cái … bụng lớn!

Bài VŨ HẰNG

Là người nội trợ có trách nhiệm, trước khi quyết định mua món gì ngoài chợ, chúng ta nên dành ít phút đọc kỹ bảng ghi thành phần cấu tạo (Ingredients). Và chắc hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua một tên gọi nổi danh thường xuất hiện ngay ở đầu bảng: Enriched Flour. Nó có mặt trên những bao gói bánh mì, bánh ngọt và những sản phẩm làm từ bột mì, bột gạo như bread, cake, pizza, donut, cookies, pastries…. Có phải chăng đó là một thứ bột mà ăn vào thì chúng ta sẽ sớm trở nên … giầu có (enriched)? Không biết thực hư thế nào, nhưng sự xuất hiện lền khên của Enriched Flour trên rất nhiều sản phẩm làm cho những người đi chợ phải thắc mắc: Chất bột đó (flour) là gì mà có thể làm cho giầu có?

Enriched Flour làm ra những lát bánh mì trắng, thơm ngon, bắt mắt.



“Enriched Flour” thực ra là bột gạo, bột mì đã được xay nhuyễn và tẩy trắng, được tăng cường thêm dưỡng chất, làm cho sự ích lợi của bột trở nên phong phú và dồi dào hơn (enriched). Đó là một ý định tốt lành không thể chối cãi được của các nhà sản xuất. Tuy nhiên, tìm hiểu sâu hơn về ý định tốt lành đó, các vị sư phụ của Hằng cho biết, hạt lúa mới gặt từ ngoài đồng đưa về còn cả lớp cám bọc ngoài; Sau đó, người ta tẩy trắng bằng cách cạo lớp cám (bran) và lớp phôi mầm (germ) đi. Hạt lúa bây giờ đẹp hơn, nhưng lại mất đi nhiều chất dinh dưỡng thiên nhiên vốn có trong cám và phôi. Để bù lại những thứ đã mất đi, trong lúc xay lúa thành bột, người ta cho thêm các chất dinh dưỡng khác vào và phao đồn ầm ĩ lên rằng, sản phẩm bây giờ còn phong phú và “giầu có” (enriched) hơn trước nữa.

Nói như vậy nghe rất mát lòng mát ruột, nhưng sự ầm ĩ chỉ có giá trị trong một thời gian ngắn. Không lâu sau đó, sự thật đã bị các bậc sư phụ và sư nương của giới nội trợ vạch trần, đó là:
- Sau khi các chất dinh dưỡng thiên nhiên nằm trong cám (bran) và phôi mầm (germ) bị loại bỏ, thì hạt lúa chỉ còn lại tinh bột (gạo trắng), làm tăng lượng đường trong máu. À, có phải vì thế mà những người bị tiểu đường thường được khuyên là phải dè chừng khi ăn cơm gạo trắng không? Và có phải rằng ăn cơm gạo trắng mà ngồi nhiều, ít vận động, bụng sẽ to ra, vì đường không tiêu hóa hết sẽ được tích lũy dưới dạng mỡ để dành trước bụng không? Đó là những câu hỏi chắc hẳn đã luẩn quẩn trong đầu óc nhiều người chúng ta trước nay, mà chưa có lời giải đáp thỏa đáng.

Sản phẩm Whole Grain, tuy không được đẹp mắt, nhưng mới thực là tốt cho cơ thể chúng ta.



- Còn những chất gọi là dinh dưỡng mà nhà sản xuất mới thêm vào thì, các sư phụ của Hằng cho biết, chúng chẳng làm được tích sự gì, ngoài việc tích lũy thành độc chất có hại cho cơ thể mà thôi.
Tóm lại, cái chữ “Enriched Flour” nghe thì rất sang, nhưng thực tế nó chẳng làm cho chúng ta giầu có gì hơn ngoài cái … bụng lớn!

Cần tránh và nên tìm

Sau này giới sản xuất biết đã bị “bể mánh,” họ liền đổi bảng hiệu, không ghi “enriched flour” nữa, mà dùng các chữ khác. Để tránh trò chơi chữ của giới sản xuất, các vị thần bảo hộ của giới nội trợ khuyên rằng, nếu có thể được, chúng ta nên tránh các sản phẩm có ghi “Enriched Flour” và các chữ đồng nghĩa với nó, như:
- Soft wheat
- Multigrain
- Enriched wheat flour
- Wheat flour
- White flour
- All-purpose flour
- Bleached flour
- Cake flour
- Bread flour.

Và tận lực tìm cho được những sản phẩm có ghi chữ “Whole Wheat” hoặc “Whole Grain” trong thành phần cấu tạo, bởi vì, bột mì, bột gạo “whole grain” còn giữ được chất cám và phôi mầm nguyên thủy, có nhiều chất xơ tốt cho bộ tiêu hóa, nhiều antioxidants chống già, chống nhăn, nhiều đạm chất giúp cho bắp thịt rắn chắc, nhiều khoáng chất, và nhiều vitamin B6 và vitamin E….
Các vị sư phụ còn kể ra nhiều nữa, nhưng Hằng không thể ghi lại hết được. Nên em chỉ xin tóm tắt lại trong một câu này: Dùng sản phẩm bột mì, bột gạo, hãy cố tìm cho được thứ gì có ghi Whole Grain trong bảng Ingredients, bạn nhé.

Vuhang231@yahoo.com

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT