Hôn Nhân, Cuộc Sống

Khi nào nên giữ một đứa trẻ bị bệnh ở nhà

Sunday, 09/08/2015 - 10:13:29

Nói chung, bạn không nên đưa con bạn đến nhà trẻ, nếu đó là bệnh truyền nhiễm, và có thể là bất cứ điều gì khác nữa ngoài việc khiến cho một đứa trẻ đâm ra cáu kỉnh một chút.

Em bé bị sốt, thấy khó chịu trong người (Getty Images)

 

Làm thế nào tôi có thể biết được con tôi bệnh đủ trầm trọng để không đi nhà trẻ được?
Chuyện ấy không phải khi nào cũng dễ dàng. Rõ ràng và dễ dàng để quyết định khi bạn không muốn cho con mình lây chứng bệnh ho có đàm sang tất cả các bạn của nó. Nhưng khi con bị những bệnh nhẹ hơn, chẳng hạn như bị sổ mũi mà thôi, thì quyết định nên hay không nên cho con đi học lại là một vấn đề khó hơn nhiều.
Nói chung, bạn không nên đưa con bạn đến nhà trẻ, nếu đó là bệnh truyền nhiễm, và có thể là bất cứ điều gì khác nữa ngoài việc khiến cho một đứa trẻ đâm ra cáu kỉnh một chút.
Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể cho thấy rằng con của bạn cần phải ở nhà:

Một cơn sốt

Nếu con của bạn có vẻ cáu kỉnh một cách bất thường, bơ phờ, hoặc khóc nhè, thì hãy cảnh giác coi chừng nó có thể đang bị một cái gì đó không ổn. Hãy đo nhiệt độ cho nó.
Viêm phế quản, cảm cúm, hoặc một bệnh đường hô hấp phía trên. Tuy nhiên, nếu con bạn chỉ bị cảm lạnh và không bị sốt, bạn không cần phải giữ nó khỏi nhà trẻ.
Viêm kết mạc do vi khuẩn (mắt đỏ) hoặc vị đổ ghèn màu vàng nơi mắt. Việc trở lại nhà trẻ là tốt thôi, sau 24 giờ dùng thuốc trụ sinh. Nếu đó là một trường hợp viêm kết mạc không do vi khuẩn và chảy ghèn lỏng, thì thuốc trụ sinh sẽ không tạo ra sự khác biệt, và con bạn không cần phải ở nhà.
Dấu hiệu của viêm họng như amiđan sưng đỏ (có thể với những đốm trắng có mùi hôi), các vệt đỏ thô trên vòm miệng, lưỡi hơi trắng, sốt, sưng hạch, và khó nuốt. Nếu đó là viêm họng, con bạn sẽ chỉ cần một ngày trọn dùng thuốc trụ sinh trước khi trở lại nhà giữ trẻ, vì thế bạn hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức.

Rối loạn tiêu hóa

Nếu một vấn đề đường ruột là điều tệ hơn, chứ không phải chỉ đi cầu ra phân hơi lỏng, bạn hãy giữ con ở nhà, cho đến khi nào nó đỡ hơn. Ngoài ra, nếu đi tiêu mà có máu hoặc chất nhầy trong phân, thì đứa bé nên ở nhà và có thể cần gặp bác sĩ nhi khoa; điều này có thể cho thấy con bạn bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn. Việc ói mửa nào đi xa hơn một trường hợp cô lập, hoặc có những triệu chứng khác đi kèm theo, cũng đòi bé phải nghỉ ở nhà một thời gian

Đau bụng dai dẳng, dữ dội

Bạn sẽ muốn bác sĩ nhi khoa của mình kiểm tra viêm ruột thừa, đặc biệt là nếu nó đau nhất ở phía bên phải của bụng dưới, và cảm thấy đau nhiều hơn khi con bạn bước đi hoặc nhảy. Mặt khác, nếu con của bạn chỉ có một trường hợp nhẹ của chứng chuột rút ở bụng, dường như được gắn liền với ợ hơi hoặc táo bón, thì bé có thể có thể đi đến nhà trẻ.
Một cơn đau nghiêm trọng, chẳng hạn như nhức đầu, đau răng, hoặc đau ở một tay hoặc chân. Bác sĩ nhi khoa của bạn sẽ cần phải đánh giá loại vấn đề này, vì mức độ và nguyên nhân có thể khác biệt tùy theo từng trường hợp.

Một cơn nổi ban mà không do ngứa da

Những cơn phát ban có thể gây ra lầm lẫn. Để hình dung ra cách thức đối phó với một cơn nổi ban, hãy xem xét các nguyên nhân có thể có. Một vụ phát ban xảy ra cùng với sốt hoặc các triệu chứng khác của nhiễm trùng, chẳng hạn như sưng hạch, đòi bạn phải giữ con bạn đừng tới nhà trẻ. Tuy nhiên, những cơn nổi ban gây ra bởi bệnh (thường là một virus, như với roseola chẳng hạn) thường không xuất hiện cho đến giai đoạn lây nhiễm nhiều nhất đã qua đi. Trong những trường hợp ấy, con của bạn thường sẽ không cần phải ở nhà. Với bệnh thứ năm, một vụ nhiễm virus có thể ủ bệnh trong hai tuần trước khi làm cho hai má đỏ bừng, con bạn sẽ chỉ hơi dễ lây khi cơn nổi ban xuất hiện; đến lúc đó, tất cả những đứa bạn của nó ở nhà giữ trẻ đều có thể bị lây. Hãy gọi điện đến phòng mạch bác sĩ nhi khoa của bạn, nếu bạn không chắc chắn mình phải làm gì.
Thủy đậu là một ngoại lệ cho quy tắc về phát ban liên quan đến virus. Những đứa trẻ nào mắc thủy đậu có nó không nên trở lại nhà trẻ, cho đến khi nào các vết loét gây ngứa đã khô đi và đóng vảy, hoặc cho đến khi sáu ngày đã trôi qua từ lúc chúng xuất hiện. Những đứa trẻ nào bị bệnh chốc lở (một thứ bệnh truyền nhiễm da khác) nên được cho dùng thuốc trụ sinh trong 24 giờ, trước khi gặp lại bạn bè ở nhà trẻ của chúng. Bệnh ghẻ là truyền nhiễm, nhưng các em có thể trở lại vào ngày hôm sau, khi chúng đã được chữa trị.
Một cơn nổi ban do thuốc chủng ngừa MMR (sởi, quai bị và rubella) gây ra không phải là một cái gì đó mà những đứa trẻ khác có thể bị lây. Cũng vậy, nếu da khô hoặc một chứng như bệnh chàm dẫn đến phát ban, thì không có lý do gì mà con bạn không thể đi đến nhà trẻ. Ban nổi lên do tiếp xúc với cây sồi độc hoặc ivy độc cũng không truyền nhiễm.

Chí, rận trên đầu

Những con chí hoặc rận ngoan cố này bám vào đầu tóc, trong quần áo con của bạn có nghĩa là bạn có một số việc phải làm. Các nhà thuốc đều có bán những bộ dụng cụ, trong đó có bao gồm những loại dầu gội đầu và những chiếc lược đặc biệt, cũng như bình xịt để dùng trên các chiếc ghế sofa và những nơi khác có chí ẩn náu. Bạn cũng có thể giặt mọi chiếu chăn trong nhà mình, chứ không chỉ là chăn mền và những tấm vải trải giường của con bạn) trong nước nóng.
Nếu vấn đề vẫn còn kéo dài, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa của bạn về cách sử dụng một loại dầu gội chỉ được bán theo toa. Nhiều trường học và các cơ sở giữ trẻ vẫn cấm các trẻ em vào, cho đến khi nào chúng sạch trứng chí. Thế nhưng Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ (AAP) không khuyến khích những chính sách sạch chí. Theo AAP, chí không phải là một mối nguy hiểm cho sức khỏe, và việc giữ trẻ lại trong nhà sẽ không ngăn chận sự lây chí rận.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT