Mẹo Vặt

Tìm hiểu hoạt động bồn cầu

Thursday, 05/02/2015 - 08:10:28

Tiếp đó, nước trên bể từ từ chảy vào lòng bồn, theo ống Overflow. Lần này, nước chảy xuống chầm chậm, không khác gì như lúc chúng ta đứng rót từng tách xuống, nên nước lại từ từ dâng lên trong lòng bồn.

Nhà vệ sinh (kỳ 9)


Bài VŨ HẰNG

Trong đề tài nhà vệ sinh, chúng ta đã nói khá nhiều về bể nước (tank), và cách đối phó những trục trặc có thể xảy ra với nó. Hôm nay, chúng ta sẽ nói về phần còn lại là bồn (toilet bowl). Đây mới là phần quan trọng hơn.
Tại sao bồn lại quan trọng hơn?
Bởi vì trước hết nó là nơi chúng ta đặt bàn tọa trong lúc “hành sự,” và được thoải mái hơn rất nhiều so với những lúc phải ngồi chồm hổm trên những kiểu bồn ngày xưa. Sau nữa, nếu chẳng may bể nước không work, chúng ta vẫn có thể tiếp tục dùng bồn, rồi lấy một sô nước lớn dội vào bồn để lùa chất thải đi. Nhưng nếu bồn bị trục trặc thì phải sửa ngay, chứ không thể để nước dềnh lên cùng với chất thải lợn cợn trong đó được. Nói rằng bồn quan trọng hơn bể là vì thế.

Nhờ cái lưng cong mà “con thỏ” luôn luôn duy trì được mực nước cần thiết trong lòng bồn



Khác với bể, bồn không có một bộ phận rời nào cả. Ngoài cái miệng lớn mở ra phía trên, bồn có một đường ống đưa chất thải xuống dưới cống. Nhìn ngang từ bên ngoài, đường ống ấy nổi lên như một sợi gân lớn, uốn cong hình chữ S, chữ U hoặc chữ J, các ông thợ Việt Nam quen gọi là “con thỏ,” bởi trông nó giống một con thỏ đang ngồi lom khom chờ phóng đi đâu đó. Thợ Mỹ gọi nó là Siphon Tube, có nghĩa là “ống xả tràn.” Chúng ta sẽ hiểu tại sao nó lại được gọi tên như thế qua hai thí nghiệm nhỏ sau đây:
- Trước tiên, lấy một tách nước đổ vào bồn. Chúng ta sẽ nhận thấy dường như chẳng có gì xảy ra cả: Mực nước trong bồn vẫn như cũ. Lạ hơn nữa là nếu mình có đủ kiên nhẫn đứng đó cả ngày, đổ hết tách này đến tách khác vào bồn, thì mực nước vẫn không dâng lên được chút nào. Đó là vì nhờ cái lưng cong của con thỏ mà đường ống luôn luôn giữ lại được một chút nước trong lòng bồn. Khi nước bên ngoài đổ thêm vào thì nước có sẵn trong ống sẽ dâng lên, vượt qua điểm cong và tràn xuống cống, rốt cuộc bao nhiêu nước đổ thêm đều tràn đi cả, và số nước còn lại vẫn duy trì ở mức độ cũ.
- Bây giờ, lấy một số nước lớn – chừng 3 gallon – đổ ào vào trong bồn. Chúng ta sẽ nhận thấy nước rút đi ào ạt cho đến khi cạn hết, tức là tất cả số nước cũ trong bồn bị rút hết xuống cống, y như lúc mình giật cầu xả bồn vậy. Sở dĩ có hiện tượng mới xảy ra là vì: Lượng nước đổ vào ngay một lúc đã làm đầy ống cong, đưa lại hiệu quả tức thời là kéo tất cả những gì có trong bồn (nước và chất thải) xuống cống, để lại một đường ống và lòng bồn trống trơn cho không khí tràn vào, tạo ra tiếng rít như trong những lần xả nước. Tiếp đó, nước trên bể từ từ chảy vào lòng bồn, theo ống Overflow. Lần này, nước chảy xuống chầm chậm, không khác gì như lúc chúng ta đứng rót từng tách xuống, nên nước lại từ từ dâng lên trong lòng bồn.


Có người bảo cái miệng bồn cũng thích uống “coca” như ai. Không biết có đúng không?


Tóm lại, nhờ cấu trúc đặc biệt của đường lưng cong, con thỏ vừa giúp chúng ta xả bồn, vừa giúp bồn giữ lại số nước cần thiết cho hai mục đích sau đây:
1. Hóa giải phần nào mùi hôi ngay sau khi “bom” được phóng ra.
2. Ngăn chặn mùi hôi bốc lên từ dưới cống sâu, nhờ đó nhà vệ sinh không bị ám khí vương vất.
Tuy nhiên, cũng vì cái lưng cong mà con thỏ thường phải chứng kiến những cảnh “kẹt cầu,” gây rất nhiều nhức nhối cho chủ nhà. Nói lòng ngay, kẹt cầu xảy ra ở đây vẫn là dễ chữa, đôi khi nguyên nhân kẹt cầu xuất phát từ sâu dưới lòng cống, chắc chắn còn khó giải quyết hơn. Lần sau chúng ta sẽ đề cập thêm chi tiết về những trường hợp “tai nạn” này.
Vuhang231@yahoo.com

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT