Văn Nghệ

Phỏng vấn nhà văn Anvi Hoàng và giáo sư nhạc sĩ P.Q.Phan về vở opera "Trong Bụng Ngựa"

Wednesday, 04/08/2021 - 04:20:33

"Chuyện anh chăn ngựa ở quê bị viên đại uý người Nhật bỏ vào bụng ngựa may lại vì đã ăn cắp thóc trong nạn đói 1944-45 là chuyện có thật. Khi dựng thành vở opera Trong Bụng Ngựa, chúng tôi giữ lại câu chuyện chính đó nhưng cần tạo thêm một vài chi tiết để tạo tình huống gay cấn."

Poster vở opera “Trong Bụng Ngựa”

 

 

Bài BĂNG HUYỀN

Trong Bụng Ngựa là vở opera viết bằng tiếng Anh kể một câu chuyện có thật xảy ra thời Nhật chiếm đóng Việt Nam năm 1945. Ở những làng quê miền Bắc, những cái xác trơ xương nằm vất vưởng ngoài đường. Người ta, cũng là những bộ xương còn sống còn đi được, gom xác chết chất lên xe cun cút đem chôn tập thể. Cả làng tiêu điều như  thành phố ma. Hơn hai triệu người Việt Nam đã chết đói. Dân số vào thời đó là 18 triệu.


Chiến tranh, nạn đói, chế độ thực dân dồn ép con người ta phải lựa chọn giữa sự sống và cái chết, giữa danh dự và tình thương cho con. Một anh chăn ngựa lo lắng cho gia đình, đặc biệt là đứa con mới chào đời. Anh phải nhận lời làm không công cho viên Đại Uý Nhật, chăm nom con Ngựa Trắng quý của ông ta, cùng lúc anh mang trong đầu một tính toán táo bạo. Người vợ của anh thì đang vật lộn với trách nhiệm và tình thương của người mẹ, chỉ biết gắng gượng nuốt rễ cây. Hai vợ chồng cố gắng sống mòn trong danh dự. Cuối cùng, cùng đường, họ đành chấp nhận cái nhục nhã và tàn khốc của thực tế, là lấy trộm ít thóc trong phần thức ăn của ngựa để nuôi sống đứa con mới đẻ của mình. Anh giã thóc lấy gạo, rồi đem trấu trộn với phần thóc còn lại cho ngựa ăn. Với kinh nghiệm nuôi ngựa nhiều năm, anh biết việc này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của ngựa. Không may, con ngựa lăn quay ra chết.

Viên Đại Uý Nhật cai quản làng quê đó đem anh ra xử trước dân làng. Hắn cho lính mổ bụng con ngựa ra xem. Thấy bên trong có phần trấu chưa tiêu, hắn cho rằng đây là thứ giết chết con ngựa yêu quý của mình. Dựa vào điều lệ danh dự, tên Đại Uý xử anh chăn ngựa tội chết: nhét anh vào bụng ngựa và may lại.

Dưới đây là phần phỏng vấn GSNS PQ. Phan là tác giả vở opera và nhà văn Anvi Hoàng là đồng tác giả phần văn bản (libretto) do Băng Huyền thực hiện.

*

- Có phải vở opera Trong Bụng Ngựa (tựa đề tiếng Anh là What the Horse Eats) được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống?

 

Giáo sư- Nhạc sĩ PQ Phan: Chuyện anh chăn ngựa ở quê bị viên đại uý người Nhật bỏ vào bụng ngựa may lại vì đã ăn cắp thóc trong nạn đói 1944-45 là chuyện có thật ba tôi đã kể cho tôi nghe nhiều lần lúc tôi còn nhỏ. Khi dựng thành vở opera Trong Bụng Ngựa, chúng tôi giữ lại câu chuyện chính đó nhưng cần tạo thêm một vài chi tiết để tạo tình huống gay cấn.

 

- Cái đói là đề tài được rất nhiu nhà n ca nhiu quc gia khác nhau đưa vào tác phẩm của mình, cái đói của “Trong Bụng Ngựa” có khác gì những cái đói khác mà c nhà văn thường mô tả? Đoạn nào trong tác phẩm là đoạn gây xúc động nhất cho riêng quý vị? Quý vị thích nhất và không thích nhất điều gì ở “con Người”? Riêng vi nhng nhân vật trong tác phẩm này, điều mà quý vị thích và không thích ở họ?

 

PQ Phan: Câu chuyện Trong Bụng Ngựa không phải bàn về nạn đói và cái đói, mà về quan hệ giữa con người với nhau và chúng ta đã đối xử với nhau như thế nào. Tuần bản chúng tôi viết không mang tính đánh giá người đúng người sai, và không lên án nhân vật nào. Mỗi nhân vật có vai trò riêng trong việc miêu tả bản chất phức tạo của con người. Có thể nói, câu chuyện đề cao tình thương con và cái giá phải trả cho tình thương này. Trong Bụng Ngựa muốn lan toả tình thương, sự tha thứ, và thông cảm giữa con người với nhau.

 

Nhà văn An Vi Hoàng: Nạn đói 1944-1945 là sự kiện lịch sử khó quên của Việt Nam, là hậu quả của việc nước mạnh áp bức nước yếu. Mặc dù chuyện đã xảy ra khá lâu, tôi thấy nó vẫn có giá trị hiện đại vì những nước không hoàn toàn có độc lập về mặc kinh tế, chính trị, hoặc quân sự vẫn còn khắp nơi trên thế giới và đất nước họ và người dân của họ vẫn đang chịu khổ cực vì áp bức. Nhắc lại chuyện nạn đói 1944-45 ở Việt Nam chỉ là cái cớ để nhắc nhở mọi người về sự tàn bạo của các chế độ áp bức trong lịch sử con người, để chúng ta cùng đấu tranh.

Khi viết bản thảo số 1, tôi tập trung vào việc biểu lộ tính cách nhân vật. Đối với tôi, có hai khoảnh khắc mặc dù rất ngắn nhưng rất lắng đọng làm tôi vẫn nghĩ mãi tới chúng. Đó là lúc người vợ Mai hát về tình thương trên cõi đời này:

 

Blessed are those who have love to share

By extending it to the world

Through their children.

 

Hnh phúc thay nhng người có tình thương đ chia s

Lan to ra thế gii quanh ta

Qua nhng đa con.

 

Ở những nền văn hóa coi nặng vấn đề nối giòng, người ta xem chuyện có con là để tiếp nối truyền thống và làm tròn trách nhiệm bản thân. Tôi muốn nhìn vấn đề hơi khác đi và cho rằng: khởi nguồn hạt giống tư tưởng của chúng ta khi đem vào đời những linh hồn mới phải là chữ tình, tình thương đối với loài người trên trái đất không một sự phân biệt VÀ CẢ cho thế giới xung quanh. Khái niệm tình thương giống như trong triết lý đạo Phật: rộng lòng với tất cả.

 

Khoảnh khắc lắng đọng thứ 2: Dù là một người độc tài trong việc cai quản một làng quê Việt Nam, viên đại uý người Nhật vẫn là một con người, và lời hắn hát về nỗi nhớ nhà của một kẻ xa xứ cũng làm người nghe mủi lòng:

 

Loneliness, disheartenment, tiredness,

Can I indulge in any of those?

Responsibility, honor, and reasoning

Pave the way for my judgment.

 

Cô đơn, bun nn, mt nhoài,

Liu ta có th đm mình trong nhng cm xúc này hay không?

Trách nhim, danh d, và lý trí

Lát đường cho phán xét ca ta.

 

- Vì sao lần này ông quyết định cùng vi người bạn đời của ông- nhà n Anvi Hoàng viết chung tác phẩm? Khi cùng viết tác phẩm này, cả hai có những thuận lợi và khó khăn gì? Có lúc nào cái “Tôi” Nghệ Sĩ của mỗi người dẫn đến tranh cãi khi thực hiện tác phẩm không? Những lúc như vây, ai nhường ai ạ? Tác phẩm này được hoàn thành trong thời gian bao lâu?

 

PQ Phan: Đây là câu chuyện của Việt Nam chúng ta. Việc của chúng ta là kể nó. Vào thời kỳ đô hộ, chúng ta phải để cho người khác kể chuyện của mình và nói thay cho mình. Bây giờ thì không đời nào. Hơn nữa, tôi và cô Anvi làm việc với nhau rất ăn ý. Chúng tôi lúc nào cũng có những cuộc tranh luận và bàn cãi dữ dội, nhưng cuối cùng lúc nào cũng hoàn tất công chuyện một cách mỹ mãn. Quá trình viết chung tuần bản Trong Bụng Ngựa là tuyệt hảo. Chúng tôi đi đến thoả thuận chọn chữ nào tốt nhất để viết nhạc cho hay nhất.

Chúng tôi làm xong bản thảo hoàn chỉnh trong 3 tuần. Sau đó gởi cho bạn bè đọc và cho ý kiến. Thời gian chỉnh sửa mất lâu hơn. Sau 3 tháng chúng tôi có bản cuối cùng trọn vẹn. Đối với một tuần bản opera (libretto) hay như thế này, 3 tháng là rất nhanh. Một năm là quá trình bình thường.

 

Anvi Hoàng: Có thể nói một giấc mơ gần như là không tưởng của một nhà văn là nghe được những con chữ của mình trong một tác phẩm âm nhạc. Do đó, khi PQ hỏi tôi muốn viết chung tuần bản opera Trong Bụng Ngựa không, tôi nhận lời ngay. Chúng tôi bắt đầu dự án vào năm 2018.

Việc viết tuần bản này đối với tôi là rất tự nhiên. Lúc này tôi đã hoàn tất bản thảo thứ 5 của cuốn sách đầu tay mà mới vừa được nhà xuất bản Guernica Editions phát hành vào tháng 6 năm 2021, Why Do You Look at Me and See a Girl?. Bản thảo này vào lúc dài nhất là bao gồm 100 ngàn chữ. Do đó, chuyển qua viết tuần bản opera khoảng mấy ngàn chữ là chuyện rất dễ dàng. Hơn nữa, tôi đã có nhiều kinh nghiệm xem opera và quan sát quá trình sáng tạo và dàn dựng một vở opera từ A tới Z. Tôi biết mình muốn viết cái gì trong tuần bản Trong Bụng Ngựa.

Ngoài ra, tôi đã nghe câu chuyện Trong Bụng Ngựa nhiều lần. Tôi biết lịch sử Việt Nam và hiểu văn hóa và con người Việt Nam. Tôi không mất thời gian nghiên cứu tìm hiểu gì thêm. Mọi chuyện diễn ra như một giấc mơ đẹp.

Trong Bụng Ngựa có năm màn, mỗi ngày tôi viết một màn. Sửa chữa đôi chút, sau một tuần tôi đã có bản thảo sơ khởi để PQ xem và thêm bớt. Điều may mắn cho tôi là PQ chỉ thêm mà không bớt chữ của tôi. Toàn bộ bản thảo số 1 của tôi đều y nguyên trong bản thảo hoàn chỉnh và bản sau cùng trọn vẹn của chúng tôi.

 

Đối với tuần bản opera, nhà sáng tác nhạc là người có quyết định sau cùng về câu chữ để có được những nốt nhạc như ý. Do đó, thường thì sau nhiều tranh luận với PQ về việc chọn lựa các chữ, tôi đều đồng ý thay đổi hoặc có những gợi ý sao cho câu chữ mà ông muốn dùng diễn đúng ý nghĩa và đúng ngữ pháp tiếng Anh thì thôi.

 

- Khi đặt bút viết tuần bản của tác phẩm opera Trong Bụng Ngựa, điều đầu tiên nhà văn nghĩ đến là gì? Yếu tố cảm xúc có vai trò như thế nào trong việc viết ca chị? Chị có thường phải nuôi dưỡng cảm xúc cho mình? Những cảm xúc xã hội, những cảm xúc gia đình liu có chi phối và tác động như thế nào đến việc viết ca chị?

 

Anvi Hoàng: Tôi đã xem nhiều vở opera mới và để ý thấy ngày nay người ta nói nhiều quá. Trong khi đó, những bài aria, tức bài hát có giai điệu hay tạo ấn tượng và dấu ấn của mỗi vở opera, thì không nhiều. Do đó tôi đặt mục tiêu cho mình là bản thảo số 1 sẽ tập trung viết cho mỗi nhân vật sao cho họ có được những câu hát tự sự sâu lắng làm bật lên tính cách của mình, sao cho khán giả có thể cảm nhận và kết nối liền lập tức. Chuyện này phải xảy ra ngay trong vài phút đầu bởi vì vở opera thính phòng (chamber opera) này mỗi cảnh chỉ 10-12 phút mà có rất nhiều chuyện xảy ra. Các nhân vật sẽ không có nhiều thời gian mà tâm sự.

Đối với tôi, cảm xúc là chất men cần có, mà qua nó tôi cảm thụ những tương tác giữa mình với con người và mọi sự việc, sự vật xung quanh bao gồm cả yếu tố gia đình và xã hội. Tương tác càng nhiều, càng mạnh, càng sâu tôi càng có nhiều chất liệu để sáng tác không cần biết cảm xúc của tôi nằm ở cung bậc nào.

Nhà văn hoặc người làm công việc sáng tạo thường nhạy cảm hơn bình thường và sáu giác quan của họ lúc nào cũng mở. Chất men nhận chất dinh dưỡng qua sáu cánh cửa này. Công việc sáng tạo diễn ra khi lý trí tiến hành sàn lọc những cảm xúc cần thiết và nhà văn đổ mồ hôi và chất xám để ngồi xuống bàn và gõ vào màn hình hàng ngàn con chữ.


Các nghệ sĩ tham gia trong vở opera “Trong Bụng Ngựa”



 

- Nạn đói năm 1944-1945 đã cướp đi rt nhều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn miền Bắc, hu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Còn với thế giới ngày hôm nay theo số liệu của Liên HiệpQuốc, năm 2019, có 135 triệu người thuộc 55 quốc gia phải sống trong tình trng khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Năm 2020 xung đột vũ trang tiếp tục tàn phá toàn cầu, cộng với đại dịch covid-19 gây khủng hoảng kinh tế, biến đổi khí hậu khiến cho nạn hạn hán, lũ lụt, các thảm họa tự nhiên khác diễn ra ngày một phức tạp và khó lường. Đẩy số người bị thiếu lương thực trầm trọng lên 155 triệu người trong năm 2020, mức cao nhất trong 5 năm qua.

Làm thế nào để GSNS P.Q.Phan và Nhà n Anvi Hoàng có thể hài hòa giữa ký ức của mình với ký ức của tập thể, của cộng đồng, một ký ức quá nhiều tổn thương khi đề cập đến “cái đói”. Ông, bà tìm thấy cái đẹp trong sự tổn thương ấy? Ông, bà có thêm vào những chi tiết vui hơn, lp lánh hơn, hy vọng hơn trong tác phẩm “Trong Bụng Ngựa” không?Tầng nghĩa ngầm của vở opera này muốn xoáy sâu điều gì?

 

PQ Phan: Tính phổ quát universalism là khái niệm do người chiến thắng dạy và nhồi sọ những người khác. Trên đời này không có nhiều thứ là phổ quát đâu. Câu chuyện Trong Bụng Ngựa là của chúng ta và chúng ta phải kể nó. Việc câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào đối với người bên ngoài thực tế cuộc sống của chúng ta không phải là điều đáng quan tâm. Ký ức của tôi về câu chuyện này mang tính cá nhân vì ba tôi kể cho tôi nghe chuyện này thường xuyên để lớn lên tôi không đi ăn trộm. Điều ba tôi không thể kiểm soát được là tôi đã cảm nhận câu chuyện một cách khác đi, tôi rất cảm thông với anh giữ ngựa. Nhân vật người vợ, dân làng và đứa bé là các yếu tố hư cấu để hiện thực hoá cảm nhận cá nhân của tôi trên sân khấu. Thái độ đánh giá người khác và quan hệ giữa con người với nhau là những điều chúng ta cần xem xét cẩn thận trước khi có hành động. Hoặc tốt hơn là chúng ta nên lan toả tình thương hơn là thực hiện trừng phạt.

 

AnVi Hoàng: Tôi không hề có ảo tưởng về những nỗi đau và cả những nét đẹp đã và vẫn đang tiếp tục hiện diện trong cuộc sống của chúng ta khắp nơi trên thế giới. Phần lớn nỗi đau là kết quả của sự bất bình đẳng trong cuộc sống mà ra. Nỗi đau cá nhân hoặc cộng đồng trong vở opera Trong Bụng Ngựa không nằm ngoài bức tranh lớn của đời sống toàn cầu. Việc dựng lại ký ức cá nhân là muốn nối kết và chia sẻ với thế giới.

 

Khái niệm ‘nỗi đau’ là mang tính universal phổ quát, nhưng cách thể hiện nó là hoàn toàn cá nhân hoặc riêng biệt cho từng nền văn hóa hoặc cộng đồng. Lan toả câu chuyện của mình là cách giúp chúng ta học hỏi để hiểu biết và thông cảm giữa con người với nhau.

 

- Từ Câu Chuyện Bà Thị Kính (The Tale of Lady Thị Kính) đến Trong Bụng Ngựa ông đã mang theo gì và bỏ lại gì? Ông có thể giải thích thêm để giúp khán giả hiểu hơn một chút về Ngôn ngữ âm nhạc ông sử dụng vào tác phẩm Trong Bụng Ngựa? Những đặc điểm văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống và hiện đại ảnh hưởng như thế nào đến con người và sáng tác của ông?

 

PQ Phan: Câu chuyện Trong Bụng Ngựa mới hơn Câu Chuyện Bà Thị Kính nên tôi có cơ hội áp dụng ngôn ngữ âm nhạc hiện đại hơn. Ở đây, ngôn ngữ âm nhạc phối hợp thang âm truyền thống Kabuki của Nhật với thang âm lối hát sa mạc hoặc giọng Bắc của Việt-Nam, cộng chung vào những sáng tạo của riêng tôi. Âm nhạc cũng ‘mạnh bạo’ hơn để diễn tả cuộc sống khắc nghiệt, nhưng cũng trầm hơn để toát ra nỗi đau tình người.

 

- phải kinh phí là lý do chính khi ông quyết định dng như một vở opera thính phòng (chamber opera) thay vì là một vở opera lớn (grand opera) cho Trong Bụng Ngựa?

 

PQ Phan: Đúng như thế. Tôi dự đoán rằng thế giới phương Tây không quan tâm đến chuyện dựng một vở opera như Trong Bụng Ngựa, mà tôi cũng không quan tâm chuyện họ có thích hay không. Vì thế tôi cần phải viết vở opera sao cho việc dàn dựng ít tốn kém hơn và có thể được dựng lại những lần sau.

 

- Lý do chọn các nghệ sĩ Brian Areola, Carl DuPont, Bích Vân, Alejandra Martinez, Skyler Schlenkercho các vai din lần này? Và Nhạc trưởng Henry Hao-An Cheng của dàn nhạc thính phòng? Sự hài lòng của ông bà với những nghệ sĩ này ra sao khi họ “sống” với các nhân vật và âm nhạc mà ông bà đã tâm huyết tạo ra?

 

PQ Phan: Họ đều là những nhạc sĩ/ nghệ sĩ xuất sắc có khả năng học nhạc mới rất nhanh. Ở Mỹ có rất nhiều ca sĩ/ nhạc sĩ giỏi. Tuy nhiên nhiều người trong số họ không thể hát nhạc mới tinh họ chưa từng nghe qua hoặc hát qua. Hơn nữa, những nhạc sĩ tham gia Trong Bụng Ngựa đều rất đam mê âm nhạc và là những con người đẹp ở chỗ họ sử dụng tài năng của mình để xây đắp cộng đồng.

 

Anvi Hoàng: Với tư cách là người viết chung tuần bản opera, tôi không tham dự vào việc dàn dựng. Tuy nhiên tôi đã có cơ hội biết đến những nghệ sĩ kể trên và rất khâm phục đam mê âm nhạc và tinh thần làm việc của họ. Chỉ riêng việc họ tìm kiếm thử thách để liên tục phát triển bản thân qua việc muốn học nhạc mới tinh của một vở opera premiere cũng đủ cho thấy tài năng vượt trội của họ.  

 

- Ông, bà cho biết Ban Tổ Chức của lần ra mắt vở opera Trong Bụng Ngựa? Vì sao Ban Tổ Chức quyết định ra mắt tác phẩm này vào thời gian này (ngày 21 tháng 8, 2021)? Từ năm 2020 đến thời điểm hiện tại, dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nghệ thuật biểu diễn nói riêng và c lĩnh vực khác nói chung, xin chia snhững thuận lợi và khó khăn khi Ban Tổ Chức ra mắt vở opera Trong Bụng Ngựa (What the Horse Eats)? Liệu việc khán giả chỉ được thưởng thức tác phẩm ra mắt lần đầu tiên qua hình thức xem trực tuyến mà không được xem và nghe live trực tiếp ti rp hát, sẽ giảm đi sự thăng hoa của tác phẩm hay không?

 

PQ Phan: Với sự tài trợ của Quỹ IU New Frontiers Program for the Arts and Humanities, vở opera Trong Bụng Ngựa đã được dự tính ra mắt vào tháng 8 năm 2020. Vì dịch Covid-19 mà chương trình phải dời tới ngày 21 tháng 8 năm nay.

 

Xem trực tuyến hiện nay đã trở thành một phương tiện rất hiệu quả vì nó cho phép người xem ở xa khắp nơi tham gia. Yếu tố hào nhoáng trong dàn dựng chương trình đôi khi có phần lỗi thời. Tôi thà có nhiều người xem khắp thế giới tham dự chương trình. Chúng tôi biết rằng một số khán giả ở California, Texas, Pháp, Việt Nam, Đức đang chờ đón xem chương trình và chúng tôi rất vui mừng.

 

- Còn thêm điều gì GSNS P.Q.Phan và Nhà n Anvi Hoàng muốn gửi đến các khán giả nữa không?

 

PQ Phan: Làm việc có liên quan thiết thực là điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Không có việc nào quan trọng hơn việc nào. Mỗi việc đều có phần của nó. Các câu chuyện cũng vậy. Mỗi câu chuyện đều có tầm quan trọng riêng. Một câu chuyện trở nên quan trọng hơn khi nó liên quan thiết thực đến mình. Câu chuyện Trong Bụng Ngựa rất đặc biệt đối với người Việt Nam chúng ta và trách nhiệm của chúng ta là kể nó.

 

Anvi Hoàng: Đối với tôi, công bằng xã hội là điều tôi quan tâm sâu sắc. Tất cả những việc tôi làm khi chia sẻ và quảng bá những câu chuyện liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam đều là muốn góp phần vào cuộc đấu tranh này. Văn hóa của người Mỹ gốc Việt là dòng chính như bất cứ dòng văn hóa nào khác trên đất nước đa văn hóa này. Những ai không thấy được sức mạnh của sự phong phú đa chiều ở Mỹ là sự mất mát đối với họ. Tôi viết Trong Bụng Ngựa với tâm thế như vậy, viết vì mình muốn viết chứ không để giải thích hoặc làm hài lòng bất kỳ ai.



Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT