Người Việt Khắp Nơi

Phụ nữ Việt kể chuyện bị sẩy thai trong phim "Painted Nails" về nghề móng tay

Sunday, 20/03/2016 - 10:29:24

Trên phạm vi quốc gia, cùng với hai tổ chức California Healthy Nail Salon Collaborative và Women's Voices for the Earth, bà Vân đang vận động ủng hộ cho Đạo Luật Các Mỹ Phẩm An Toàn Và Các Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân đang vận động ủng hộ Luật. Được đệ trình tại Quốc Hội trong năm 2013, đạo luật này sẽ ấn định những tiêu chuẩn về an toàn và những quy định về việc ghi nhãn, và bảo đảm sự giám sát của Bộ Y Tế Hoa Kỳ.

 
Bà Hoàng Vân trong tiệm New York Nail tại khu vực Bernal Heights ở San Francisco trong phim tài liệu Painted Nails. (Courtesy of Painted Nails)
 

Ba người thực hiện phim từ bên trái là Phạm Hoàng Nhung (sản xuất, thông dịch viên), Dianne Griffin, và Erica Jordan. (Courtesy of Painted Nails)

Một phim tài liệu mới kể lại câu chuyện của Hoàng Vân, chủ nhân một tiệm nail ở San Francisco. Trong phim này, người xem được biết bà đã bị sẩy thai nhiều lần, và mắc bệnh hen suyễn, vì trong một thời gian dài bà đã tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong các sản phẩm chăm sóc móng tay. Kinh nghiệm bản thân đã khiến bà muốn đi tìm những giải pháp nhằm đem lại mỹ phẩm an toàn cho mọi người, không chỉ với phụ nữ làm nghề nail mà thôi.

Phim tài liệu này đã được nhiều tờ báo Mỹ viết tin trong mấy tuần qua. Mới nhất là một bài của ký giả Anthony Rogers đăng trên mạng 7x7.com vào ngày 15 tháng Ba, 2016.

Trong bài viết này, tác giả cho biết nếu bạn bước vào tiệm New York Nail ở San Francisco, trên đường Mission Street gần góc đường Cortland Avenue, vào bất kỳ ngày nào trong tuần, có lẽ bạn sẽ thấy bà Hoàng Vân đang chăm chỉ làm việc trong tiệm nail nhộn nhịp của bà. Người phụ nữ đứng tuổi này chăm sóc cho một nhóm phụ nữ khác nhau. Họ đến đây không những vì nghệ thuật móng tay kỳ lạ, mà còn vì môi trường gia đình.

Bà Vân di cư từ Sài Gòn đến San Francisco vào năm 2000, và cách mấy năm sau đó bà mở tiệm riêng. Bà nói với Rogers, “Chúng tôi nấu ăn ở đây. Chỉ có điều chúng tôi không ngủ ở đây. Cửa tiệm này như là một người bạn thân của chúng tôi. Bây giờ tôi rất vui, vì tôi đã có cơ hội được sinh sống ở Mỹ. Tôi đã từng không nghĩ rằng tôi sẽ được như vậy.”

Hồi nhỏ Vân bán đồ ăn và hàng hóa do gia đình làm trên đường phố Sài Gòn. Đến năm 2001, sau khi sang Mỹ, bà được cấp giấy phép làm việc trong ngành nail. Thế nhưng đạt được giấc mơ Mỹ không hẳn đơn giản như vậy. Bà Hoàng Vân đã bị sẩy thai lần đầu tiên, sau đó thêm một lần nữa. Khó mà xác định chính xác nguyên nhân làm cho bà bị sẩy thai.

Tuy vậy, “bộ ba độc hại,” gồm ba hóa chất formaldehyde, toluene và dibutyl phthalate, được nhiều người biết là có liên quan đến những vụ hư hại về sinh sản và những khuyết tật bẩm sinh, Ba thứ hóa chất đó đều là các thành phần thông thường của ván ép, thuốc ướp xác, và những chất tẩy sạch đồ gia dụng.

Những người hiểu biết thành thạo nhất về phong cách thẩm mỹ hiện nay đều cảnh giác với bộ ba độc hại ấy. Từ lâu ba hóa chất ấy đã lọt vào trong những chai đựng chất đánh bóng của chúng ta, mà ít được hoặc không được chính quyền giám sát. Không có sự xét nghiệm, không có sự theo dõi những ảnh hưởng về sức khỏe, không có việc dán nhãn có thể cho biết những hóa chất được che giấu trong những chất sơn bóng mà chúng ta yêu thích.
Trong khu vực Vịnh San Francisco, hai giám sát viên Cindy Chavez (Santa Clara) và David Chiu (San Francisco) đang lập hồ sơ về những ảnh hưởng tai hại của bộ ba độc hại. Ba chất này còn liên quan đến “những hình thức nguy hiểm của ung thư, dị tật bẩm sinh, hen suyễn, và mọi loại bệnh khác,” theo ông Chiu cho biết.

Trên phạm vi quốc gia, cùng với hai tổ chức California Healthy Nail Salon Collaborative và Women's Voices for the Earth, bà Vân đang vận động ủng hộ cho Đạo Luật Các Mỹ Phẩm An Toàn Và Các Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân đang vận động ủng hộ Luật. Được đệ trình tại Quốc Hội trong năm 2013, đạo luật này sẽ ấn định những tiêu chuẩn về an toàn và những quy định về việc ghi nhãn, và bảo đảm sự giám sát của Bộ Y Tế Hoa Kỳ.

Điều trần cho đạo luật ấy Hoa Thịnh Đốn, bà Vân nói, “Xin hãy thông qua luật ấy, để cho tất cả các loại mỹ phẩm, trong đó có các sản phẩm chăm sóc móng tay, đều được an toàn trước khi được bán cho công chúng, để cho chúng tôi không còn phải làm việc trong nỗi sợ hãi nữa.”

Câu chuyện của bà tóm tắt những câu chuyện của rất nhiều người đã và đang làm việc trong ngành kỹ nghệ mỹ phẩm, và hàng triệu phụ nữ cậy dựa vào các dịch vụ móng tay của họ. Câu chuyện bà Vân đã được ghi nhận trong một phim ngắn mới, tựa đề là Painted Nails (Những Móng Tay Được Sơn). Painted Nails là kết quả của một sự hợp tác giữa hai nhà làm phim ở San Francisco là Dianne Griffin, Erica Jordan, và nhà đồng sản xuất kiêm thông dịch viên Phạm Hoàng Nhung. Bà Jordan thực hiện phim này một phần vì bà muốn tiếp tục cuộc tranh đấu trong thế kỷ 20 của bà ngoại của bà, để bảo vệ quyền lợi của giới lao động.

Hai nhà làm phim đã viết trên trang Facebook của phim về tình trạng cần có luật kiểm soát hóa chất chặt chẽ hơn: “Trong ngành thẩm mỹ, không có thuật ngữ nào với sự định nghĩa được ngành này đồng ý chắc chắn về những thứ như hữu cơ hoặc tự nhiên. Khác với ngành thực phẩm, những thuật ngữ này không được quy định cho mỹ phẩm. Điều này có nghĩa là các công ty có thể sử dụng những thuật ngữ này một cách khá tự do.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT