Thế Giới

Quan điểm của giới nghệ sĩ: Thế giới công ty/kinh doanh, âm nhạc và truyền thông chính lưu

Bạch Vân/Viễn Đông Monday, 05/12/2011 - 09:14:45

Những đối thủ có nhiều tiền hơn những người khác thường có xu hướng nhận được sự tán thành nhiều hơn.

Bạch Vân/Viễn Đông

NEW YORK, New York – Âm nhạc và tin tức truyền thông có thể là những đấu trường cạnh tranh, nơi mà sự chấp thuận của công chúng đóng vai trò định đoạt ai thắng cuộc. Những đối thủ có nhiều tiền hơn những người khác thường có xu hướng nhận được sự tán thành nhiều hơn.
Tuy nhiên, có những người cạnh tranh cố gắng tìm cách thay đổi những tiêu chuẩn đối với sự chấp thuận, tập trung chú ý vào tài năng và tư tưởng độc lập của họ, hơn là chú ý đến mức lợi nhuận mà tài nghệ và tư tưởng của họ có thể đem lại cho họ và cho những người mà họ làm việc cho.
Anh Felipe Andres Coronel, với nghệ danh Immortal Technique, một nghệ sĩ hip hop và cũng là một nhà hoạt động ở New York, là một trong những đấu thủ như vậy. Anh sử dụng âm nhạc của mình để hăng say phê phán chỉ trích những sự bất bình đẳng xã hội, do lòng tham của các công ty trên thế giới gây ra, đặc biệt bên trong ngành kỹ nghệ âm nhạc.
Immortal Technique nhấn mạnh rằng các công ty thu âm ca nhạc, cũng như những người quản trị và những người quảng cáo của các nghệ sĩ, chứ không phải những nghệ sĩ âm nhạc làm việc cho họ, đều kiếm được nhiều lợi nhuận nhất từ loại âm nhạc được sản xuất đại qui mô và được đưa ra thị trường. Anh Immortal Technique hát nhạc rap của ca khúc “The Message and the Money” (Sứ điệp và tiền bạc), trong album của anh mang tựa đề “Revolutionary, Vol 2”, năm 2003: “Nhiều người trong số những người quảng cáo này đang trưng bày, tung ra những sinh hoạt, và thậm chí không trả tiền cho những con ngựa làm việc [các nghệ sĩ]. Bạn muốn tôi đi chợ, nấu nướng đồ ăn, và dọn thức ăn ra trước mặt bạn, nhưng bạn không để cho tôi ngồi xuống cùng ăn với bạn hay sao?”.
Immortal Technique nói thêm rằng anh từ chối “nuôi bộ máy”, hoặc nuôi một hệ thống áp bức. Anh hát: “Các mc [các nghệ sĩ hip hop], các nhà sản xuất, các dj, và những nhãn hiệu độc lập càng bắt đầu hiểu được thế nào là khái niệm về sự cống hiến của họ vào ngành kinh doanh hip hop, chứ không phải chỉ là âm nhạc, thì ngành kỹ nghệ này càng bị buộc phải thay đổi”.


Bên trong một cơ quan truyền hình chính lưu với đầy đủ dụng cụ, máy móc để phát sóng
- ảnh: Vi Lang/Viễn Đông.


Đổi sang một hướng khác

Có căn cứ để nói rằng loại nhạc hip hop bắt đầu nơi những người thuộc thành phần lợi tức thấp, thiểu số, trong các khu dân cư New York, trong thập niên 1970, và nghệ sĩ Jay-Z đã đóng góp vào một cuộc thay đổi nơi nguồn gốc của hip hop, bằng cách hát rap một cách nhất quán về tiền bạc và thành công mà anh có được.
Tuy nhiên, Jay-Z bắt đầu sự nghiệp từ dưới đáy xã hội, vì anh lớn lên trong một khu dân nghèo và phải vất vả cố gắng để trở thành một nhà nghệ sĩ. Hiện nay anh được coi là người đạt được nhiều thành tựu về kinh doanh, trong đó có chuyện anh làm chủ những nhãn hiệu thu băng đĩa của riêng nình, và đồng sở hữu một quán rượu ở New York.
Trong ca khúc “Mo’ Money” của anh, từ album “Unfinished Business” (Chuyện còn dở dang) năm 2004 của anh, Jay-Z nhắc lại rằng anh lớn lên không gặp được lợi thế, và nghĩ về sự phấn đấu và động lực của mình đối với chuyện kiếm tiền càng nhiều càng tốt. Anh hát nhạc rap: “Kiếm được số tiền này, đổi sang xe khác và giày khác, như thể tôi chỉ ghiền sự khác biệt mà thôi. Mọi cặp mắt dồn về phía bạn khi bạn kiếm ra được chừng ấy tiền”.
Tuy vậy, Jay-Z vượt xa hơn chuyện nói đến tiền bạc trong ca nhạc thương mại của mình, và anh đã dùng ảnh hưởng của mình, đạt được qua sự thành công, để gây tác động trên sự thay đổi chính trị trong dòng chính lưu.
Chẳng hạn, trong năm 2008 anh là một trong số những nghệ sĩ lên tiếng công khai ủng hộ Tổng Thống Barack Obama, trong kỳ bầu cử tổng thống năm 2008, anh trình diễn những tiết mục được quỹ vận động tranh cử của Tổng Thống Obama tài trợ.
Anh Jay-Z được xem là một lãnh tụ trong làng hip hop, một nhà triệu phú từ cảnh cơ hàn, không có tiếng nói, mà nay có tiếng nói.
Tiền bạc biết nói chứ.

Nghe giọng nói, âm thanh
Bà Amy Goodman là một một ký giả truyền thanh truyền hình, một nhà bỉnh bút, một phóng viên điều tra và là một tác giả ủng hộ cho các phương tiện truyền thông độc lập và phi công ty, đem lại tiếng nói cho những người không có tiếng nói.
Bà viết trong cuốn sách “Breaking the Sound Barrier” (Vượt bức tường cản âm thanh): “Trách nhiệm của các ký giả là đi đến những nơi nào có sự im lặng, tìm kiếm tin tức và những người bị bỏ lơ, tường trình một cách chíuh xác và minh bạch về các vấn đề – những vấn đề mà các đại công ty, các phương tiện truyền thông vị lợi nhuận thường bóp méo, nếu như những giới này có đưa tin”.
Để làm cho người ta nghe thấy những tiếng nói không được lắng nghe, bà Goodman đã đồng sáng lập Democracy Now! The War and Peace Report (Dân chủ ngay bây giờ! Tường trình về chiến tranh và hòa bình). Đây là một chương trình độc lập, đưa tin tức toàn cầu, được phát trên truyền thanh, truyền hình và Internet.
Bà Goodman tin rằng thành công mà Democracy Now! đã đạt được một cách độc lập chính là nhờ chuyện các phương tiện truyền thông chính lưu không đưa những tin tức mà người ta thực sự muốn biết, vì vậy mà cung cấp cho người ta những phương thức thay thế.
Bà Goodman viết: “Điều thường được trình bày như là phân tích tin tức thì hầu hết là một nhóm nhỏ gồm những nhân vật truyền thông biết rất ít về quá nhiều chuyện, giải thích cả thế giới cho chúng ta và giải thích một cách rất sai lầm. Với tư cách là một ký giả, mục đích của tôi là vượt lên bức tường cản âm thanh, để mở rộng cuộc tranh luận, cắt ngang qua những tiếng ồn và đưa ra những tiếng nói bị dập tắt”. - (BV)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT