Thế Giới

Rác nhựa tràn ngập biển Bali

Thursday, 29/03/2018 - 08:19:37

Những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng Nam Dương là nước đóng góp nhiều xà bần trên biển, lớn đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Trung Quốc. Chừng 1.29 triệu tấn theo ước tính được tạo ra mỗi năm bởi quần đảo gồm hơn 17,000 hòn đảo này.

JAKARTA - Vùng biển ở ngoài khơi đảo du lịch Bali của Nam Dương đã biến thành một biển rác vào cuối tuần qua, sau khi các dòng hải lưu cuốn trôi tới đây một khối lượng lớn rác gồm những món đồ nhựa do loài người phế thải.


Một video được thợ lặn Rich Horner tải lên trên Facebook và YouTube cho thấy thợ lặn người Anh này đang bơi qua vùng nước đầy dẫy túi nhựa, giấy nhựa gói hàng và những mảnh vụn khác bằng nhựa.

Trong mục đăng trên Facebook vào ngày 3 tháng Ba, Horner viết, “Các dòng hải lưu mang lại cho chúng ta một món quà dễ thương, là lớp váng đầy sứa, phiêu sinh vật, lá, cành, đọt, que, v.v. Ồ, và đồ nhựa nữa. Một số túi nhựa, chai nhựa, chén nhựa, tấm nhựa, thùng nhựa, bịch nhựa, ống hút bằng nhựa, giỏ nhựa, túi nhựa, bao nhựa, nhựa, nhựa, đồ nhựa quá nhiều!"

Horner bơi ở Manta Point trên đảo Nusa Penida, cách đảo du lịch Bali nổi tiếng khoảng 20 cây số
Như tên của vùng đó cho thấy, Manta Point là một khu vực nơi những con cá đuối Manta và những sinh vật thủy sinh khác thường tập trung, để được làm sạch khỏi các ký sinh trùng bởi những sinh vật nhỏ hơn.
Nhưng chỉ có một con cá đuối đơn độc được quay phim khi đang bơi trong biển rác nhựa, tại một số khu vực rác dồn lại trên bề mặt để tạo thành một thứ đám mây bằng nhựa. “Thật bất ngờ, bất ngờ, hôm nay không có nhiều con cá đuối Manta ở trạm làm sạch này... Hầu như chúng quyết định không màng tới đây.” Horner viết như vậy, lưu ý rằng mặc dù các thợ lặn nhìn thấy một vài đám mây đồ nhựa trong mùa mưa, nhưng đây là lần đầu tiên anh nhìn thấy một cái lớp váng nhựa đồ sộ cỡ đó.”

Những cuộc nghiên cứu cho thấy rằng Nam Dương là nước đóng góp nhiều xà bần trên biển, lớn đứng hàng thứ nhì trên thế giới sau Trung Quốc. Chừng 1.29 triệu tấn theo ước tính được tạo ra mỗi năm bởi quần đảo gồm hơn 17,000 hòn đảo này.

Những đợt sóng đồ nhựa đổ vào tràn ngập sông ngòi và các vùng biển, gây ra nhiều vấn đề từ nhiều năm năm, như làm tắc nghẽn những thủy lộ trong các thành phố, làm tăng nguy cơ lũ lụt, và làm bị thương hoặc giết chết những động vật biển nào ăn đồ nhựa hoặc bị mắc kẹt bởi bao bì bằng nhựa.
Vấn đề này trở nên tệ hại đến nỗi các viên chức ở Bali phải tuyên bố “tình trạng khẩn cấp về rác” vào cuối năm ngoái.
Horner lưu ý rằng mặc dù hầu hết các tấm nhãn trên rác nhựa là ở Nam Dương nhưng có thể một số đồ nhựa là từ những nước khác ở Đông Nam Á, trôi đi hàng trăm hoặc hàng ngàn cây số dọc theo các dòng hải lưu.
Nhưng anh nói rằng khi các thợ lặn trở lại vào ngày Chủ Nhật, lớp váng vô cơ đó tiếp tục trôi dạt, “tiếp tục cuộc hành trình đi vào Ấn Độ Dương, để dần dần chia nhỏ thành các mảng bé hơn và thành các nhựa vi sinh. Nhưng không trôi đi xa.”

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT