Thế Giới

Sợ Trung Cộng gia tăng ảnh hưởng, Úc bận rộn kết bạn với các đảo quốc Thái Bình Dương

Monday, 25/06/2018 - 10:38:46

Để trấn an thế giới, Cheng Jingye, đại sứ Trung Quốc tại Úc nói tại diễn đàn kinh doanh được tổ chức ở Quốc Hội Úc trong tuần qua, “Trung Quốc đi theo một đường lối phát triển khác hẳn với những cường quốc truyền thống chính yếu.”


Thủ Tướng Rick Houenipwela của quần đảo Solomon đang được Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull bắt tay trước cuộc họp tại Quốc Hội ở thủ đô Canberra ngày 13 tháng 6, 2018.c đã đồng ý tài trợ cho dự án thành lập hệ thống dây cáp internet dưới biển cho Solomon, thay vì để cho Huawei của Trung Cộng giành mật dự án này. (Getty Images)

Các nước láng giềng gần nhất của Úc trong khu vực Nam Thái Bình Dương đang mở cửa đón đầu tư ngoại quốc, khiến cho các chính trị gia phải nói chính phủ Canberra phải thức tỉnh và cần thực hiện chính sách “ngoại giao mềm” trong khu vực.

Đó là một thông điệp mà trong thời gian gần đây các chính khách Úc thường nhắc tới.
Ngoại Trưởng Julie Bishop lập luận rằng các quốc gia Thái Bình Dương không nên bị để trong tình trạng mà họ phải tìm tới Trung Quốc để cầu vốn đầu tư.

Trong mấy ngày qua đã có những cuộc tranh luận tại Quốc Hội Liên Bang về vấn đề giới hạn bớt hay gia tăng ảnh hưởng của Úc ở nước ngoài. Chính phủ Canberra đang tìm cách để bảo đảm rằng ảnh hưởng, danh tiếng, và thế lực của chính họ ở Thái Bình Dương không bị giảm sút.

Vào sáng thứ Hai tại Tòa Nhà Quốc Hội, Thủ Tướng Charlot Salwai của Vanuatu được đón tiếp hết sức long trọng tưng bừng. Gần hai tuần trước đó, Thủ Tướng Rick Houenipwela, người đồng nhiệm của ông ở quần đảo Solomon Islands, cũng đã được chính phủ tiếp đón nồng nhiệt như vậy.

Trong thời gian có mặt tại Úc, ông Houenipwela ký một thỏa thuận với Thủ Tướng Malcolm Turnbull, về việc thành lập một đường dây cáp Internet dưới biển, có tốc độ cao và dài 4,000 cây số, giữa Honiara và Sydney. Chính phủ Úc sẽ thanh toán phần lớn hóa đơn chi cho dự án này.

Sự việc Úc tăng tiền viện trợ cho dự án thành lập đường dây cáp diễn ra sau các cơ quan tình báo Úc đã biết tin đại công ty viễn thông Huawei của Trung Quốc không những đánh hơi được dự án, mà còn có một thỏa thuận trên nguyên tắc với quần đảo Solomons.

Những mối quan ngại về rủi ro cho nền an ninh mà Huawei đặt ra đã được ghi nhận kỹ lưỡng trên toàn thế giới.  

Để trấn an thế giới, Cheng Jingye, đại sứ Trung Quốc tại Úc nói tại diễn đàn kinh doanh được tổ chức ở Quốc Hội Úc trong tuần qua, “Trung Quốc đi theo một đường lối phát triển khác hẳn với những cường quốc truyền thống chính yếu.”

Đại sứ đã biện hộ cho Bắc Kinh sau khi có những báo cáo nói rằng Trung Quốc đang làm cho các nước nhỏ ở Thái Bình Dương bị nợ nần chống chất. Ông Cheng nói, “Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.”

Canberra không hề tin lời nói đó. Thế nên mối quan hệ giữa Canberra với Bắc Kinh đã bị căng thẳng trong những tháng gần đây.

Tình trạng căng thẳng đã có ngay cả khi mối quan hệ này chưa bị phá vỡ, vì tham vọng và mức bành trướng của Trung Quốc đang diễn ra trên toàn cầu.

Cạnh tranh với Trung Quốc tại Nam Thái Bình Dương là một thách thức lớn cho Úc.
Sức mạnh của nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới, và các chính sách bành trướng hung hăng do chính phủ Bắc Kinh thúc đẩy, khiến cho việc tranh giành lãnh thổ ngoại giao trở nên khó khăn. Tuy nhiên Úc không muốn nhường cho Trung Quốc vị thế sức mạnh thống trị trên sân sau của họ.
Trung Quốc đã bắt đầu chộp lấy những tần số phát sóng ở Thái Bình Dương, bị bỏ lại bởi đài phát thanh Radio Australia của ABC vì chính sách cắt giảm ngân sách của Úc.
Thế nhưng chính các dự án khá nhỏ về hạ tầng kiến trúc, chẳng hạn như đường cáp internet cho quần đảo Solomons, đang được coi là cách thức mới để Úc trở lại với vị thế ảnh hưởng trong vùng.


Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT