Thế Giới

Tại sao có người khó chịu khi nghe tiếng nhai của người khác?

Sunday, 05/03/2017 - 10:59:12

Những người phản ứng mạnh này có một tình trạng bệnh hiếm thấy, được gọi là “Kỵ âm thanh” (misophonia), làm cho họ hết sức nhạy cảm với các âm thanh hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu mới xác nhận rằng bộ não của họ thực sự được nối dây một cách khác nhau.


Có người kỵ âm thanh, có thể nổi điên khi nghe người khác nhai thức ăn. (Getty Images)

 

Không ai thích nghe tiếng một người nào đó cắn nhai đồ ăn rồm rộp. Nhưng đối với một số người, những âm thanh của tiếng nhai ấy không chỉ là một sự phiền toái, mà còn tệ hơn thế nữa. Những tiếng ấy có thể gây ra một phản ứng mà các chuyên gia gọi là “một là đánh, hai là bỏ chạy.”

Những người phản ứng mạnh này có một tình trạng bệnh hiếm thấy, được gọi là “Kỵ âm thanh” (misophonia), làm cho họ hết sức nhạy cảm với các âm thanh hàng ngày. Những cuộc nghiên cứu mới xác nhận rằng bộ não của họ thực sự được nối dây một cách khác nhau.

Để làm một cuộc nghiên cứu được công bố trong tuần này trên tạp chí Current Biology, các khoa học gia đã rọi chiếu scan 20 người mắc misophonia, và 22 không có chứng ấy. Tất cả những người tham gia nghe những âm thanh gây khó chịu, trong đó có tiếng la hét, những âm thanh trung tính như tiếng mưa rơi, và những thứ mà người ta coi là những âm thanh “gây phản ứng,” giống như những âm thanh phát ra khi nghe người khác ăn hoặc thở. Không ai thích nghe những âm thanh gây khó chịu. Nhưng khi những người mắc chứng misophonia nghe những tiếng động “gây phản ứng,” họ bắt đầu đổ mồ hôi và nhịp tim của họ tăng lên.

Bằng cách nhìn vào các hình ảnh quét scan bộ não, các nhà nghiên cứu thấy rằng hệ thống nối kết giữa những vùng khác nhau của não đều là khác nhau nơi những người phản ứng mạnh mẽ. Một khu vực của bộ não của chúng ta được gọi là vỏ não đảo trước (AIC), và ảnh hưởng đến những điều chú ý tới. Đối với những người mắc chứng misophonia, vùng đó là hoạt động mạnh hơn khi họ nghe những âm thanh “gây phản ứng.” Không phải chỉ có vậy, AIC của họ kết nối nhiều hơn với những khu vực khác, cũng góp phần vào phản ứng cực đoan ấy.

Misophonia là chứng bệnh khá hiếm. Nhưng việc biết thêm về cách thức bộ não tạo ra phản ứng cảm xúc này có thể giúp chúng ta phát triển những phương pháp điều trị tốt hơn cho chứng ấy. Việc hiểu biết thêm như vậy có lẽ cũng giúp số người còn lại trong chúng ta, những người không có mắc chứng ấy, nhưng vẫn cứ muốn rùng mình khi chúng ta nghe tiếng thở ồn ào.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT