Thể Thao

Tại sao Kobe Bryant là một ngôi sao lớn ở Trung Quốc

Monday, 18/04/2016 - 10:40:11

Bryant cũng đã có hơn 4 triệu người theo dõi trên Sina Weibo, một trang web microblog của Trung Quốc được nhiều người ưa chuộng.

Kobe Bryant chào đám đông hâm mộ tại sân banh Southorn ở Hong Kong, trong chuyên thăm các nước Á Châu năm 2009. (Ed Jones/ Getty Images)

 

Sự nghiệp lừng lẫy của Kobe Bryant đã đến hồi kết thúc. Vào tháng 11 năm ngoái, siêu sao của đội bóng rổ chuyên nghiệp Los Angeles Lakers thông báo rằng mùa thi đấu hiện nay của NBA (Liên Đoàn Bóng Rổ Quốc Gia) sẽ là mùa cuối cùng của anh. Tuy nhiên, có một điều mà nhiều người quan sát ở Hoa Kỳ không chắc biết. Đó là sự vắng mặt trên sân banh của cầu thủ 18 lần đoạt tước hiệu All-Star không chỉ được chú ý tại Mỹ, mà cũng sẽ để lại một sự lưu luyến lớn tại Trung Quốc.

Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, Kobe đứng hàng thứ nhì trong các cầu thủ bóng rổ được nhiều người ưa chuộng, chỉ sau cầu thủ Yao Ming (Diêu Minh), một ngôi sao của người Trung Hoa.

Trước đây, trong thập niên 2000, mông bóng rổ đã bùng nổ với số lượng người xem những trận đấu NBA diễn ra tại Hoa Kỳ, một phần lớn nhờ sự xuất hiện của Yao Ming khi anh thi đấu cho Houston Rockets. Thời điểm đó lại rất thuận lợi cho Kobe Bryant, vì anh đang ở trong độ sung mãn của một cầu thủ đang lên, và ngôi sao lừng danh Michael Jordan cuối cùng thì cũng đã về hưu luôn.

Nhãn hiệu của Kobe được quảng cáo rầm rộ tại Trung Quốc, và tên tuổi cùng sự hâm mộ anh đã vươn lên rất nhanh. Anh trở thành Michel Jordan của Trung Quốc và kiếm được một khoản lợi tức phụ trội hậu hỉ nhờ thời vận tốt đó. Câu chuyện sau đây cho thấy sự lừng danh của Kobe tại Trung Quốc. Anh LeBron James, ngôi sao lớn hiện nay của NBA và đang đấu cho Cleveland Cavaliers, đã nói khi đến dự Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, “Tôi tưởng rằng tôi rất nổi tiếng, cho đến khi tôi tới Trung Quốc với Kobe.”
Có vô số lý do tại sao Kobe đã lừng danh như một ngôi sao nhạc rock ở Trung Quốc. Anh đã có những mối quan hệ đặt biệt với Trung Quốc.

Lần đầu tiên Kobe đến Trung Quốc là để tổ chức một cuộc hướng dẫn các cầu thủ tiềm năng của Trung Quốc trong năm 1998. Anh trở lại đây trong một chuyến đi quảng cáo cho Adidas vào năm 2001. Từ đó đến nay, anh đến thăm Trung Quốc mỗi năm ít nhất một lần, từ năm 2006 cho tới năm 2015, trong những chuyến quảng cáo cho Nike.

Anh đã thi đấu tại Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, và thăm Trung Quốc với đội tuyển Lakers, để chơi hai trận giao hữu với đội Golden State Warriors trong năm 2013.

Theo dự trù, anh sẽ trở lại Trung Quốc vào mùa hè này, và chẳng lạ gì khi Bryant gọi đất nước này là “nhà ở nơi xa” của anh.

Anh đã đấu với Trung Quốc một lần trong cuộc tranh tài tại Thế Vận Hội. Mỹ đánh bại Trung Quốc với tỷ số 101-70, trong vòng đấu sơ bộ của Thế Vận Hội Bắc Kinh năm 2008, trong trận đấu mà Bryant nói là “hết sức hào hứng.”

Đội tuyển Mỹ đã ghi tỷ số 8-0 tại Thế Vận Hội Bắc Kinh, đánh bại Tây Ban Nha với số điểm 118-107 để giành huy chương vàng, trong một trận đấu gay cấn hơn nhiều so với số điểm kết quả.
Mười-hai năm trước đó, Kobe đã đấu với đội tuyển Thế Vận Hội Trung Quốc năm 1996, với tư cách là một cầu thủ 17 tuổi thuộc Summer Pro League tại Long Beach ở California. Lúc ấy Bryant đã cho thấy tài năng tuyệt diệu được tỏa sáng trong tương lai sau này.

Bryant đã xuất nhiện trong nhiều mục quảng cáo ở Trung Quốc trong mười năm qua, từ quảng cáo xe Smart Car, nước ngọt Sprite, hoặc giày Nike. Hãng Nike đã thực một quảng cáo mới dành cho thời điểm cuối cùng trong sự nghiệp của Bryant. Trong đoạn phim quảng cáo này, Bryant nói với các khán giả Trung Hoa, “Các bạn yêu mến tôi. Tôi yêu mến các bạn vì tôi là Kobe, vì tôi là một nhà vô địch năm lần, vì tôi là một trong những người vỹ đại nhất bước vào sân đấu.”

Từ khi NBA bắt đầu theo dõi những thương vụ bán hàng quần áo quốc tế, Kobe Bryant đã nắm được được thị trường Trung Quốc. Trong năm 2005, Bryant xếp hạng thứ tư trong những thương vụ bán áo jersey, đứng sau Tracy McGrady, Allen Iverson và Yao Ming.

Sau khi Bryant giành được hai danh hiệu ghi điểm cao nhất liên tục của NBA, áo jersey của anh trở thành mặt hàng bán chạy hàng đầu tại Trung Quốc, trong các năm 2007, 2008, 2009 và 2010. Anh xếp hạng thứ nhất một lần nữa vào năm 2012, trước khi rơi xuống vị trí thứ ba sau Derrick Rose và LeBron James trong năm 2013.

Trong năm ngoái, Bryant xếp hạng thứ 2 sau hậu vệ Stephen Curry của đội Warriors. NBA đã không loan báo những thứ hạng áo jersey bán chạy nhất của Trung Quốc, trong năm 2011 hoặc năm 2014.
Bryant từng là nhân vật chính trong một chương trình phim thực tế gồm sáu tập trong năm 2008. Phim này được quay phần lớn ở California, được phát sóng tại Trung Quốc trước ngày khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh. Trong phim “Kobe Mentu,” nghĩa là “Môn Đồ của Kobe,” có sự xuất hiện của những người ước mong trở thành cầu thủ từ khắp Trung Quốc. Họ ráo riết tập luyện trong hai tuần, dưới sự dẫn dắt của Bryant. Ngôi sao Lakers này đã tuyển chọn các cầu thủ hàng đầu. Sau đó những người này tham gia một trận đấu chung kết ở Bắc Kinh.

Hơn 100 cơ quan truyền thông được đại diện, khi đội Lakers đấu với đội Warriors trong trận đấu giao hữu tại Bắc Kinh và Thượng Hải vào năm 2013. Bryant là điểm thu hút chính, mặc dù anh không thể đấu vì bị chấn thương.

Bryant cũng đã có hơn 4 triệu người theo dõi trên Sina Weibo, một trang web microblog của Trung Quốc được nhiều người ưa chuộng.

Trong năm 2009, Bryant thành lập Quỹ Kobe Bryant Trung Quốc, và tặng khoảng $700,000 cho những công tác cứu trợ, sau khi một trận động đất tàn phá làm rung chuyển tỉnh Tứ Xuyên trong năm trước đó. Trong thời gian quay phim “Kobe Mentu,” một trong những lực sĩ được lựa chọn cho chương trình này, là một thiếu niên có tên Cao Yan, được chẩn đoán bị tật nứt đốt xương sống. Bryant sắp xếp cho thanh niên này được điều trị ở Los Angeles. Bryant cũng đã tạo điều kiện cho những nỗ lực giáo dục văn hóa. Trong số đó có các lớp học dạy tiếng Quan Thoại tại các trường học ở Los Angeles, và một chương trình trao đổi văn hóa xuyên Thái Bình Dương dành cho các thiếu niên từ cả hai quốc gia.

Tại Trung Quốc, Kobe Bryant được hâm mộ như danh ca Elvis Presley và ban nhạc The Beatles từng được tôn vinh ở Mỹ.

Đám đông những người hâm mộ chờ đợi hàng giờ để được thấy anh. Có những toán bảo vệ an ninh, những rào chắn đám đông, những chiếc xe giả, và sự hiện diện đông đảo của cảnh sát trong một hoạt động đại qui mô.

Tại những cuộc biểu diễn của hai đội Lakers và Warriors trong năm 2013, Bryant đã được ca tụng, mặc dù không thể thi đấu. Những người hâm mộ ở Bắc Kinh hô vang tên anh trong suốt trận đấu. Tại Thượng Hải, Bryant thu hút sự ủng hộ nhiệt lớn hơn so với Yao Ming, người anh hùng của thành phố quê hương Thượng Hải.

Trong tháng 12 vừa qua, cách mấy ngày sau khi Bryant công bố ý định giải nghệ, các sinh viên ở thành phố Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, đã tạo ra một bức chân dung công phu làm bằng tuyết, trên một sân bóng rổ, để bày tỏ lòng ngưỡng mộ Bryant.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT