Hôn Nhân, Cuộc Sống

Tật cắn móng tay của trẻ em từ 1 tới 3 tuổi

Sunday, 05/07/2015 - 10:10:32

Con của bạn có thể làm như vậy vì một số lý do khác. Chẳng hạn như vì tò mò hoặc nhàm chán, để giảm bớt căng thẳng, để qua thời gian, hay do sức mạnh của thói quen.

Tại sao con tôi cắn móng tay?
Cắn móng tay là một trong tật bị gọi hơi sai là “những thói quen lo lắng.” Những tật này còn bao gồm mút ngón tay, vuốt mũi, xoắn tóc hoặc giật tóc, và nghiến răng. Nhưng sự lo lắng chỉ là một lý do khiến cho các trẻ em cắn móng tay của chúng. Con của bạn có thể làm như vậy vì một số lý do khác. Chẳng hạn như vì tò mò hoặc nhàm chán, để giảm bớt căng thẳng, để qua thời gian, hay do sức mạnh của thói quen.
Trong tất cả những thói quen ấy, cắn móng tay là thông thường nhất, và có xác suất cao nhất là sẽ tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành. Khoảng từ 30 đến 60 phần trăm trong số các học sinh tiểu học và 20 phần trăm thiếu niên đều cắn móng tay của mình, ít nhất trong một thời gian. Trong tổng số các sinh viên đại học, có từ một phần tư tới một phần ba nói rằng họ vẫn cắn móng tay của mình. Tuy nhiên, hầu hết trẻ em rốt cuộc sẽ dừng lại, hoặc ít nhất tự mình hạn chế tật này, hoặc vì chúng mất đi hứng thú, hoặc vì bị các bạn học trêu chọc nên các em bỏ thói này đi.

Làm cách nào tôi có thể ngăn chặn con tôi cắn móng tay?

Có lẽ bạn không thể ngăn chặn được đâu. Cằn nhằn và trừng phạt con sẽ không giúp được gì, vì cắn móng tay là một thói quen vô thức. Có lẽ con bạn không ý thức mình làm điều đó. Giải thích cho nó rằng bạn nghĩ đó là cái tật thô thiển thì có lẽ sẽ chỉ làm cho nó say mê thêm mà thôi.
Cũng vậy, nếu con bạn đang ở trong cơn khổ sở khi nó gặp điều trái ý, nó có thể phản ứng với áp lực bằng cách chấp nhận thói quen này, chứ không phải bằng cách từ bỏ nó. Dùng sơn vẽ lên tay như một giải pháp đắng, chẳng hạn như việc bôi thuốc Thum trên các móng tay của nó sẽ có vẻ như là một sự trừng phạt. Bạn không thể làm được gì nhiều cho đến khi nó đủ tuổi để muốn chấm dứt thói quen của mình, thường là vào lúc nào đó trong những năm đầu của bậc tiểu học. (Một khi con muốn bạn giúp nó ngưng lại, Thum có thể được dùng như là một lời nhắc nhở hữu ích)
Tuy nhiên bạn không phải là hoàn toàn bất lực đâu. Nếu bạn có thể xác định được những thời điểm và những địa điểm khi con bạn có lẽ đặc biệt cắn móng tay, chẳng hạn trong khi xem truyền hình, thì bạn có thể thử cho con có một sinh hoạt thay thế (một quả bóng cao su mà nó có thể bóp, hoặc những con rối ngón tay để chơi với), và nhắc nhở con mình sử dụng hoạt động ấy.
Việc giữ móng tay ngắn và không có mấu nhọn sắc cũng có thể hữu ích. Nhưng miễn là con của bạn không làm tổn thương chính mình, thì điều tốt nhất bạn nên làm, khi nó còn quá nhỏ, là để phớt lờ chuyện nó cắn móng tay: càng ít chuyện ầm ĩ mà nó gắn liền với thói quen ấy, thì càng có lẽ nó sẽ tự mình bỏ thói ấy đi, khi nó đã sẵn sàng.

Phải chăng con tôi cắn móng tay có nghĩa là nó quá lo lắng?

Như đã nêu trước đó, thuật ngữ “thói quen lo lắng” là một lối gọi tên lầm lẫn: giống như người lớn, trẻ em thường cắn móng tay một cách vô thức, đơn giản chỉ vì có sẵn các móng tay. Thậm chí, nếu con bạn cắn móng tay thường xuyên hơn khi nó lo lắng hay căng thẳng, điều này không nhất thiết báo hiệu một vấn đề. Có thể nó sử dụng việc cắn móng tay như là một cơ chế tự xoa dịu, giống như mút ngón tay cái hoặc núm vú. Một xu hướng chọn thói quen này thậm chí có thể được thừa hưởng. Con cái của những người cắn móng tay có xác suất cao sẽ cắn móng tay của chúng, và cặp song sinh giống hệt nhau thường cho thấy lối cắn móng tay giống nhau hơn, so với những cặp sinh đôi khác trứng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc cắn móng tay, hoặc một chùm hành vi bao gồm việc cắn móng tay, có thể là dấu hiệu của tình trạng căng thẳng thần kinh bò lên trên mức bình thường. Chẳng hạn, nếu con bạn cắn móng tay mạnh đến nỗi tự làm cho mình bị thương (rách móng, hoặc chảy máu đầu ngón tay), hoặc nếu nó vừa cắn móng tay vừa giựt hay lông mày của mình, bạn nên thảo luận với bác sỹ của con bạn.
Tuy vậy, hầu hết trẻ em đều chọn một hoặc hai thói quen cho riêng mình (mút ngón tay và nghịch mũi là một sự kết hợp thông thường), lậm vào những tật ấy một cách vừa phải trong một thời gian, và sau đó bỏ những thói ấy đi. Vì vậy, nếu con bạn vừa gặm móng tay vừa chà xát tai trái của nó, có lẽ không có gì phải lo lắng cả.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT