Thế Giới

Thái Lan sắp mua 3 tàu ngầm của Trung Cộng

Friday, 01/07/2016 - 11:34:26

Quân đội lên nắm quyền sau cú đảo chính tháng 5, 2014, khiến chính phủ của bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra cáo chung. Từ đó đến nay chính phủ quân phiệt cứ chần chừ cho tổ chức bầu cử lại một chính phủ dân cử và càng lúc càng tỏ ra thân thiện với Bắc Kinh.


Chính phủ quân đội cho hay Thái Lan sắp mua ba tàu ngầm do Trung Quốc đóng vào năm 2017 trị giá khoang trên $1 tỉ đô la. Đích thân Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan loan báo tin này hôm thứ Sáu, cho thấy mối giao hảo giữa Trung Quốc và Thái Lan ngày càng phát triển và Bangkok rõ ràng muốn tách ra khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Quân đội lên nắm quyền sau cú đảo chính tháng 5, 2014, khiến chính phủ của bà Thủ Tướng Yingluck Shinawatra cáo chung. Từ đó đến nay chính phủ quân phiệt cứ chần chừ cho tổ chức bầu cử lại một chính phủ dân cử và càng lúc càng tỏ ra thân thiện với Bắc Kinh.
Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á chưa bao giờ có tàu ngầm, trong thập niên 1990 giới quân đội đã có ý hướng mua tàu ngầm và đã thương lượng với Đức và Nam Hàn. Ngoàì chuyện bán cho Thái Lan 3 tàu ngầm, Trung Quốc còn có dự án xây dựng tuyến đường xe hỏa lớn trong thời gian sắp tới ở Thái Lan.

Áo: Tổ chức lại bầu cử tổng thống
Tòa Án Hiến Định của Áo hôm thứ Sáu ra quyết định là vụ bầu cử vòng thứ nhì bầu ghế tổng thống quốc gia này phải được tổ chức lại, khiến ứng cử viên của Đảng Tự Do đang về nhì nhen nhúm chút hy vọng trở thành nguyên thủ cực hữu của Áo lần đầu tiên trong lịch sử.
Vụ Brexit có ảnh ưởng to lớn đến cuộc bầu cử này ở Áo. Ông Norbert Hofer của đảng FPO đã thua phiếu hôm 22 tháng 5 trước ứng cử viên của Đảng Xanh là ông Alexander Van der Bellen chưa đềy 1% số phiếu bầu, hay chỉ vào khoảng 31,000 phiếu, cho chức danh Tổng Thống Áo.
Lý do được Tòa Án Hiến Định đưa ra là có trên 60,000 phiếu bỏ qua đường Bưu Điện đã không hợp lệ. Tuy Tòa Án này nói không có bằng chứng nào cho thấy có gian lận bầu cử, nhưng một số lượng lớn lá phiếu vi phạm điều lệ bầu cử cũng đủ để người ta phải tổ chức lại. Vấn đề của Áo giống hệt như của Anh, nhưng khác với Anh, Áo là thành viên của khối EU và không có chuyện trưng cầu dân ý gì cả.

Anh: Cuộc tranh ghế thủ tướng mở màn
Người khiến cựu Thị Trưởng London Boris Johnson rút lui là ông Michael Gove đã lên tiếng thanh minh hôm thứ Sáu. Bộ Trưởng Tư Pháp Gove nói “ông hành động không phải vì tham vọng mà chính là do tin tưởng đúng.”
Cũng như Johnson, Gove là người ủng hộ nhiệt thành Brexit nhưng đã không đứng với ông Johnson nữa mà tự nhảy ra tranh ghế thủ tướng Anh. Việc này khiến ông Johnson phải tuyên bố rút lui bất ngờ ra khỏi cuộc chạy đua và làm này sinh một từ ngữ mới nữa là Brexecution vì xem như ông Gove đã “xử tử” đồng minh cũ là ông Johnson trong cuộc tranh dành quyền lực.
Gove cứ dài dòng thanh minh là ông ta thực ra “không ham ghế thủ tướng, nhưng ông ta không còn lựa chọn vì thấy ông Johnson không thể đảm đương nổi chức vụ cao nhất này.”
Bà Theresa May, đương kim Bộ Trưởng Nội Vụ, người ủng hộ chuyện Anh Quốc ở lại khối EU, hiện nay lại được báo chí và chính trĩ gia của Anh xem là người có triển vọng nhất thay thế ông David Cameron.

Đài Loan: Tìm ra lý do khiến máy bay rớt
Một loạt sai lầm của con người đã là nguyên nhân khiến chuyến bay GE 235 của công ty TransAsia Airways của Đài Loan lâm nạn sau khi cất cánh từ phi trường Songshan của Đài Băc vào tháng 2 năm nay, khiến 43 người trên máy bay tử vong. Chiếc máy bay đã vướng vào một cây cầu và đâm xuống giòng sông, chỉ có 15 hành khách là sống sót sau tai nạn này.
Trong báo cáo mới được công bố của Ủy Ban An Toàn Hàng Không Đài Loan, sau khi một động cơ bị hỏng, thay vì mở động cơ còn lại hết công suất để bay lên, viên phi công lại nhầm lẫn bấm nút “tắt máy” khiến chiếc máy bay bị khựng lại và lảo đảo rơi xuống.
Chi tiết đáng chú ý là viên phi công này từng nhiều lần tỏ ra bối rối trong các trường hợp xứ lý khẩn cấp khi luyện tập, nhưng không hiểu vì sao ông ta vẫn được tiếp tục cho phép bay. Ủy Ban này khuyến cáo công ty TransAsia phải rà soát lại xem còn có loại phi công như ông này hay không vì rõ ràng họ là mối nguy hiểm tiềm tang khi có trục trặc bất ngờ xảy ra.

Miến Điện nằm trong số 8 quốc gia bị Mỹ kết án
Chính phủ Hoa Kỳ vừa mới lên danh sách gồm 8 quốc gia bị cho là đã không cố gắng nhiều để chống lại tệ nạn buôn người, trong số này có cả Miến Điện. Các quan sát viên đã chỉ trích bản nhận định này vì Hoa Kỳ “lơi lỏng” Thái Lan, quốc gia có thành tích “rất bất hảo về buôn người” vài năm trước đây và Malaysia.
Ngoại Trưởng John Kerry cho hay danh sách mới dựa trên căn bản các tiêu chuẩn rất khách quan và không có ý đồ chính trị gì cả. Ông nói, “Quốc Hội Mỹ đề ra các tiêu chuẩn mới để xếp hạng và chúng tôi phải làm theo, các kết luận đều dựa trên những gì đã xảy ra và dựa trên các bảng phân tích.”
Có ba quốc gia bị phê phán đạc biệt vì chính phủ các xứ này gần như “không làm gì cả,” đó là Somalia, Yemen và Libya. Miến Điện bị phê phán do đàn áp nhóm thiểu số Hồi giáo Rohingya và tình hình không hề được cải thiện, dù Miến Điện đã có chính phủ do dân cử.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT