Thế Giới

Tháp đồng hồ Big Ben sẽ "nghỉ ngơi" để sửa chữa

Thursday, 28/04/2016 - 11:15:37

Đợt sửa chữa sắp tới không phải là lần đầu tiên tháp Big Ben phải "im lặng". Tòa tháp từng trải qua quá trình sửa chữa 9 tháng hồi năm 1976, và 6 tuần để bảo trì hồi năm 2007.


LONDON - Tháp đồng hồ Big Ben biểu tượng của nước Anh sẽ không đánh chuông trong khoảng vài tháng kể từ đầu năm 2017, để trải qua quá trình sửa chữa. Đợt sửa chữa này được đánh giá là rất quan trọng, nên quốc hội Anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời để tháp Big Ben ngừng đánh chuông.

Việc sửa chữa dự kiến kéo dài "vài tháng", tiêu tốn khoảng $42 triệu Mỹ kim. Quá trình này dự kiến sẽ tiến hành vào đầu năm 2017. Các chuyên gia cũng dự định gắn thêm 1 thang máy trong cột thông gió của tháp Big Ben. Qua đó giúp việc lên thăm gác chuông dễ dàng hơn, bên cạnh việc leo bộ qua 334 bậc thang bằng đá.

Người ta cũng sẽ thay thế các bóng đèn ở mỗi mặt đồng hồ bằng những bóng đèn LED ít tốn năng lượng hơn. "Tháp đồng hồ là biểu tượng của nước Anh, đồng thời là địa điểm di sản thế giới được UNESCO công nhận. Chúng tôi có nghĩa vụ bảo đảm nó sẽ vẫn tồn tại cho thế hệ tương lai. Việc bảo dưỡng nhằm chắc chắn rằng tháp đồng hồ có thể hoạt động lâu dài và bền vững", ông Tom Brake, Chủ tịch Hạ viện Anh, nói.

Tháp Big Ben là tên thường gọi của tháp đồng hồ cung điện Westminster, tên chính thức là Tháp Elizabeth, nhằm vinh danh Nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị. Big Ben là tên quả chuông lớn nhất (nặng 13.5 tấn) trong số 5 quả chuông của tòa tháp. Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, dù London bị máy bay Đức Quốc xã dội bom, tháp đồng hồ vẫn trụ vững và chỉ thiệt hại ở một mặt. Do nó, nó được xem như biểu tượng chiến thắng của nước Anh.

Đợt sửa chữa sắp tới không phải là lần đầu tiên tháp Big Ben phải "im lặng". Tòa tháp từng trải qua quá trình sửa chữa 9 tháng hồi năm 1976, và 6 tuần để bảo trì hồi năm 2007.

Đi toilet, bị nhện cắn trúng chim
SYDNEY - Một thanh niên người Úc đã phải vào bệnh viện cấp cứu, sau khi bị nhện lưng đỏ, loài nhện độc nhất trong nước, cắn trúng dương vật. Trong tin tức được công bố hôm thứ Năm, người thanh niên bị nhện cắn khi đang sử dụng buồng vệ sinh di động, ở một công trường xây dựng tại Sydney vào sáng thứ Tư. Phát ngôn viên của Bệnh viện St Georgie xác nhận, một thanh niên 21 tuổi đã được đưa vào bệnh viện để chữa trị vết cắn của nhện lưng đỏ.
Nhện lưng đỏ (Latrodectus hasseltii) là loài nhện bản địa nguy hiểm nhất ở Úc. Chúng có họ hàng gần với loài nhện độc Góa phụ đen. Giống nhện này có thể dễ dàng nhận ra, nhờ cơ thể màu đen với một sọc đỏ phía trên lưng. Nhện lưng đỏ có nọc độc ảnh hưởng thần kinh và vết cắn của nó gây ra đau nhức, đổ mồ hôi và nôn mửa. Người thanh niên sau đó đã được xuất viện trong tình trạng ổn định. Sau khi thuốc kháng nọc độc ra đời vào năm 1956, chưa có trường hợp tử vong nào do vết cắn của nhện lưng đỏ được ghi nhận.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT