Đạo và Đời

Thầy Hằng Trường nói về Pháp Hội Di Đà 2014

Wednesday, 05/11/2014 - 07:55:33

Chúng ta có khoảng 300 thiện nguyện viên làm việc. Các anh chị em thiện nguyện tới làm việc sẽ biểu hiện tình thương. Và thế nào các bác cũng thấy hay cảm nhận được tình thương đó. Do đó chúng ta sẽ thương trả lại.

Thầy xin nói về 5 đặc sắc của Pháp Hội Di Đà:

1/ Giáo dục: Làm sao để mỗi người mình tới Pháp Hội đều học được một cái gì đó, thay vì đến để mong được một cái gì đó, tức là cầu phước. Chúng ta tới học để mở tâm ra. Từ đó đưa tới hệ luận thứ nhì là tình thương.
2/Tình thương: Làm sao chúng ta có thể cảm nhận được tình thương ở Pháp Hội. Thí dụ, khi tới, bác thấy những người tiếp đãi trong ban Ân Cần. Chúng ta không có ban Giám Đốc hay ban Điều Hành, mà chỉ có ban Phục Vụ. Có một ban được gọi là ban Ân Cần trong ban Phục Vụ này, gồm những thiện nguyện viên, tiếp đón mọi người.
Chúng ta có khoảng 300 thiện nguyện viên làm việc. Các anh chị em thiện nguyện tới làm việc sẽ biểu hiện tình thương. Và thế nào các bác cũng thấy hay cảm nhận được tình thương đó. Do đó chúng ta sẽ thương trả lại.
Tình thương hay lắm. Với tình yêu, khi ta yêu một người nào thì tình đó đứng lại, không đi tới được. Trong khi đó, mình thương một người thì tình thương đó truyền tới, làm cho người này mở tâm thương người khác, cứ truyền đi như vậy mãi mãi, không ngừng lại. Cho nên tình thương cũng giống như bác ái, như Chúa, sự bác ái cứ truyền đi hoài, không đứng lại một chỗ.
Pháp Hội là một nơi thể hiện tình thương. Nếu các bác có hứng thú thì xin mời gia nhập, tham gia hoạt động thiện nguyện viên, người nào cũng có thể tham gia được cả.

3/Tâm linh: Nhiều khi hoặc ta sợ hãi nên cầu xin an toàn, hoặc ta nghĩ cũng giống như tất cả mọi nơi là cầu phước. Ta cầu phước trên trời, dưới đất, ở khắp mọi nơi, cũng như đầu năm tới chùa cầu phước. Bây giờ ta nên nghĩ những thứ đó không cần thiết nữa. Ở Mỹ lâu năm, ta nghĩ tới những chuyện thực tế nên làm. Điều thực tế mà ta muốn là sự vắng lặng của nội tâm, sự nhẹ nhàng, cởi thoát ở bên trong...
Tới Pháp Hội xin phước đức cho con cháu, cho mình đều được cả, nhưng mà đó không phải là điều duy nhất mà chúng ta mong. Nếu mẹ thầy nếu còn sống, bà sẽ nói “Ồ, mẹ đi cầu xin cho con được ăn ở tốt lành”. Nhưng chúng ta nghĩ hơn một chút nữa. Những em trẻ, những người có tâm huyết muốn có một sự cởi thoát bên trong. Họ có nhiều khó chịu trong người, nhiều bận rộn, nhiều giận lẫy. Các bác hay đọc báo hoặc xem ciné thì biết một phim, phim này chắc nhiều anh chị không coi mà chính thầy cũng không bao giờ nên đi coi. Đó là phim John Wick, nói lên trạng thái của thế giới bây giờ như thế nào. Anh chàng này có vợ bệnh chết, để lại cho anh một con chó. Anh rất thương con chó đó. Rồi một người Nga tới giết con chó đó, ăn cắp xe của anh. Chỉ là chuyện nhỏ, nhưng anh này tức giận vì đang buồn chuyện vợ mới mất, con chó là niềm vui duy nhất của anh. Anh xách súng đi tìm và sát hại hết nhóm mafia người Nga. Tờ New York Time đã bình luận rằng đó là đặc tính giận dữ vô cùng của người Mỹ. Phim nói lên một điều là nhiều khi trong đời sống có những người khiến ta hết sức giận dữ, nên ta cần tình thương, cần những chuyện hết sức nhẹ nhàng trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao tôn giáo còn tồn tại, bởi tôn giáo đem tới niềm an ủi, sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Đương nhiên các bác cần tới những pháp hội, tới chùa, tới những chỗ tâm linh vì các bác cần sự nhẹ nhàng, thanh thản. Nhưng còn thêm một chuyện nữa là ngồi thiền, tức là ngồi im lặng. Nếu tu theo tịnh độ, khi ngồi thiền các bác sẽ niệm. Các bác sẽ được chỉ dạy cách niệm chú vãng sinh hay A Di Đà... để tâm ta mở ra.
Đặc tính thứ ba là sự cởi thoát này rất quan trọng. Vào pháp hội, ta cảm nhận được là mình được học, được giáo dục, để về nhà ngồi thiền ta cảm thấy có sự cởi thoát bên trong. Đó là phát nguyện thứ ba mà chúng ta nhắm vào.

4/Toàn diện: Các bác tới Pháp Hội không phải chỉ để đứng một chỗ hay ngồi một chỗ, không làm gì cả. Buổi sáng chúng ta có tập thể dục, rồi nằm dài ra giả chết, ngồi thiền im lặng, đi diễu để niệm Phật, lạy sám, nghe pháp, ăn uống yên tịnh. Do đó, nếu các bác muốn đi, xin ghi danh cho sớm từ bây giờ, để có phần ăn. Chúng ta không được đem thức ăn vào hội trường mà phải đặt họ làm. Hy vọng các bác ghi danh gấp gấp trên trang mạng Pháp Hội Di Đà.com. Nếu các bác không có xe, có thể ghi danh đi nhờ xe bus.

5/Nối tay nối lòng của cả người tăng lẫn tục: Bây giờ các chư tăng chư ni cùng nối tay để cùng làm, cùng tu với nhau, bình đẳng như nhau, cùng thỉnh cầu chư Phật chư bồ tát. Đó được gọi là Mandala mà chúng ta có thể gọi là một team work, toàn đội làm việc với nhau, không phân biệt trên dưới, để đưa tới sự hài hòa.
Đó là cái đích chính yếu, vì mình hài hòa được thì những người xung quanh sẽ hài hòa theo.

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT