Người Việt Khắp Nơi

Thi Bùi dùng sách vẽ The Best We Could Do để nói về người tị nạn Việt Nam

Monday, 27/03/2017 - 10:00:39

Dù vậy, cuốn sách cũng có những khoảnh khắc nhẹ nhõm. Khi cha của Thi Bùi đến Hoa Kỳ, được một nhân viên nhà thờ tình nguyện đón từ phi trường Chicago OHare tới Indiana, ông nhìn ra ngoài cửa và hỏi, "Sao nơi đây xấu xí quá vậy?"


Bìa sách The Best We Could Do


Người tị nạn có nghĩa là gì? Họ phải chịu đựng những gì khi buộc phải chạy thoát khỏi quê hương, để có cuộc sống tốt đẹp hơn ở Hoa Kỳ? Cảm giác họ ra sao khi hòa nhập vào một quốc gia mà người xứ này không muốn họ ở đây?

Tất cả những câu hỏi được nêu ra với sự nhạy cảm lớn lao trong cuốn "The Best We Could Do,” một cuốn hồi ký được minh họa rất của Thi Bùi. Đây là cuốn sách đầu tiên của Thi Bùi. Tác giả sống tại Berkeley, dạy môn vẽ cho trình độ tiến sĩ tại trường California College of the Arts. Cô đầu tư rất nhiều vào tài liệu sử thi này, kể về cuộc sống gia đình cô ở Việt Nam và cuộc chạy trốn đến đất nước này vào cuối thập niên 1970.


Hình vẽ trong The Best We Could Do

Cuốn tiểu thuyết bằng hình ảnh là lòng tri ân trước cuộc đấu tranh của bố mẹ Thi Bùi, vất vả nuôi đàn con ăn học. Khi lớn lên, Thi Bùi hiểu rõ hơn về những gì bố mẹ hy sinh để bảo đảm cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái họ. Việc nuôi dưỡng đứa con trai của cô cũng giúp Thi Bùi hiểu rõ hơn về những gì mà mẹ cô, người không thể hiện cảm xúc dễ dàng, đã chịu đựng.

Giống tác phẩm "Maus" của Art Spiegelman, cuốn hồi ký của Thi Bùi gợi lên cảm xúc phức tạp từ bức tranh bằng bút và mực. Bức tranh không lời của một cậu bé Malaysia mỉm cười, đưa hai hộp nước trái cây cho trẻ em tị nạn, truyền đạt lòng nhân ái tinh khiết của con người đối với con người. Cũng có những hình ảnh xấu xí trong đó một thiếu nữ Mỹ đang sỉ nhục cha Thi Bùi, rồi nhổ nước bọt vào mặt ông. Sử dụng nhiều màu sắc, hình minh họa của Thi Bùi thường có màu nâu đỏ, phù hợp cho cuốn hồi ký, ôn lại các sự kiện trong quá khứ, nhiều bạo lực và đẫm máu.


Bùi Thi dùng hình vẽ để kể lại hành trình đến đất tự do của gia đình.

Dù vậy, cuốn sách cũng có những khoảnh khắc nhẹ nhõm. Khi cha của Thi Bùi đến Hoa Kỳ, được một nhân viên nhà thờ tình nguyện đón từ phi trường Chicago OHare tới Indiana, ông nhìn ra ngoài cửa và hỏi, "Sao nơi đây xấu xí quá vậy?"


Bùi Thi

Và khi gia đình Thi Bùi quyết định rời Indiana tới California, cha cô nói về cái lạnh tại đó, "Chúng tôi không mang con cái đến Mỹ để rồi chúng chết vì bệnh viêm phổi!" Bà con của họ ở  Indiana phản đối, "California nguy hiểm lắm! Ở đó có băng đảng, ma túy và gái mại dâm!" Cô chen vào, “Gái mại dâm là gì?" Mẹ cô trả lời, “Thôi đừng hỏi."

(Trích từ bài đăng trên báo San Francisco Gate)

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT