Bình Luận

Thủ đô hiếp dâm

Saturday, 06/10/2018 - 07:31:42

Quyển hồi ký The Last Girl đang là một best seller của tháng này, trong đó cô viết, “Tôi muốn là người đàn bà cuối cùng trên thế giới mang nặng những chuyện đã xảy ra trong đời tôi.” (“I want to be the last girl in the world with a story like mine.”)

Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH

Bốn chữ “thủ đô hiếp dâm” dịch từ những chữ “a country once called the rape capital of the world” (một nước trước kia được gọi là thủ đô hiếp dâm của toàn thế giới); nước đó là Islamic State-IS -Nhà Nước Hồi Giáo.

Đúng ra, Nhà Nước Hồi Giáo là một chế độ giáo quyền, hơn là một lãnh thổ; tín đồ của họ sống trên nhiều quốc gia Trung Đông; mới đây họ phát động một cuộc chiến tranh vô cùng tàn bạo, giết thường dân, hãm hiếp phụ nữ, cắt đầu người ngoại quốc.


Nhà Nước Hồi Giáo giết đàn ông.


Nhà Nước Hồi Giáo hãm hiếp đàn bà.


Nhà Nước Hồi Giáo cắt đầu người ngoại quốc.

Cô Nadia Murad một phụ nữ Yazidi bị bắt, bị hiếp dâm vừa được chấm giải Nobel Hòa Bình-Nobel Peace Prize cùng với Bác Sĩ Denis Mukwege, người đã chăm sóc nhiều ngàn thiếu phụ bị IS hãm hiếp -mass rape, hiếp dâm hàng loạt.
Trong thế yếu của một kẻ bị bắt, và của một người đàn bà, cô Murad cúi đầu chấp nhận để bọn cuồng tín và cuồng dâm thay phiên nhau hãm hiếp cô.


Murad cúi đầu chấp nhận để bọn cuồng tín và cuồng dâm thay phiên nhau hãm hiếp cô.

Quan điểm của ban chấm giải Nobel năm nay sắc bén hơn năm họ chấm Lê Đức Thọ và Henry Kissinger lãnh giải Hòa Bình Nobel; Kissinger xứng đáng lãnh giải quán quân “bài 3 lá,” trong lúc Lê Đức Thọ và bọn chóp bu cộng sản Việt Nam mở chiến dịch tấn công, hiếp dâm phụ nữ Nam Việt đơn cô, vì chồng họ bị Việt Cộng giam cầm.

Bà Berit Reiss Andersen -nữ chủ tịch của tiểu ban Norwegian Nobel Committee- tuyên bố, “Qua việc chọn cô Murad lãnh giải Hòa Bình, chúng tôi muốn lưu tâm thế giới đến sự kiện phụ nữ bị coi như chiến lợi phẩm trong cuộc chiến. Thế giới có bổn phận bênh vực họ bằng cách truy tố và trừng phạt những kẻ lợi dụng họ.”


Cô Murad


Và tác phẩm của cô

Không chỉ riêng quân IS mới ngược đãi phụ nữ, mà ngay tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia văn minh trên thế giới, người đàn bà vẫn bị coi thường, bị hà hiếp.

Cô Murad bị quân IS bắt năm 2014 -năm cô 25 tuổi- khi chúng tấn công vào một ngôi làng nhỏ của sắc dân thiểu số Yazidi sống trên phía Bắc lãnh thổ Iraq. Chúng lùa toàn bộ phụ nữ vào an toàn khu của chúng, rồi thỏa thích hãm hiếp ngày này, sang tháng khác.

Murad cũng chịu chung số phận hẩm hiu như mọi người; cô chỉ khác họ là sau khi được giải thoát, cô không giấu tên, giấu mặt, không che giấu tình trạng bị cưỡng dâm, mà còn bảo thẳng những ký giả quốc tế là cô muốn họ đăng ảnh cô, đăng câu chuyện buồn thảm của cô để mọi người hiểu thực trạng cuộc chiến chống khủng bố IS. Cô còn muốn chính phủ Hoa Kỳ xác nhận tính diệt chủng của cuộc chiến tranh khủng bố của quân IS đối với sắc tộc Yazidi.

Lời trách móc của bà Andersen vạch ra việc các cường quốc không có thái độ thích ứng đối với việc kẻ thắng trận coi phụ nữ như chiến lợi phẩm họ đoạt được, và có quyền sử dụng theo ý họ. Chính phủ Mỹ và những quốc gia Trung Đông đồng minh với Mỹ đang giam giữ những người IS họ bắt được,và xét xử bọn đó về những tội ác khác; chưa anh tù binh người IS nào bị xử về tội cưỡng dâm phụ nữ Yazidi, và những phụ nữ khác.

Làng Kojo -sinh quán và trú quán của cô Murad- bị tấn công ngày mùng 3 tháng Tám, 2014; quân thắng trận bắt toàn bộ dân làng tập trung vào ngôi trường duy nhất trong làng; đàn ông giam riêng, rồi bị hành quyết, phụ nữ bị lùa vào an toàn khu của chúng để làm nô lệ tình dục cho chúng.

Phụ nữ Nam Việt không bị giam, cán bộ Việt Cộng chỉ giam ông chồng họ, rồi đêm đêm đến tận nhà rủ rê, tán tỉnh vợ con quân nhân, công chức.

Sau khi bị bắt, cô Murad bị đem bán trong một phiên chợ nô lệ; người mua cô là một chánh án giáo pháp. Ông chánh án liên tục hiếp dâm cô, và bắt cô phải mở mắt nhìn ông làm tình với cô; hễ thấy cô nhắm mắt chịu trận là ông cung tay đấm vào mặt cô. Một đêm cô nhảy qua cửa sổ tìm cách thoát thân; bị bắt cô bị ông chánh án cho lột trần truồng ra, và cho đám cận vệ thả cửa làm tình với cô.

Nhưng sau đó vài tháng cô cũng trốn thoát được; cô tình nguyện đi thuyết trình về kinh nghiệm của cô trong cảnh bị bắt, bị bán, rồi bị thường xuyên hiếp dâm. Cô được Liên Hiệp Quốc, được Hạ Viện Hoa Kỳ, Hạ Viện Anh, và nhiều tổ chức mời đến thuyết trình.

Cô Murad thường nói, “Tôi chỉ ngưng cuộc chiến đấu chống nạn cưỡng bức phụ nữ trong chiến tranh, ngày nào phụ nữ làng Kojo -làng tôi- không còn bị kẻ thắng trận hiếp dâm nữa.”

Murad là người đàn bà thứ nhì lãnh giải Nobel Hòa Bình; trước cô là cô Malala Yousafzai.
Năm 2017 -ba năm sau ngày trốn thoát cảnh nô lệ tình dục- Murad có về thăm làng Kojo -làng cô; cô được lực lượng bảo vệ làng tiếp đón.


Murad về thăm làng cũ

Cô trở thành vị đại sứ đầu tiên của Liên Hiệp Quốc, trên bình diện Nhân Phẩm Cho Những Nạn Nhân Buôn Người; rồi cô đoạt giải Nhân Quyền mang tên Tổng Thống Tiệp Khắc -Vaclav Havel.

Quyển hồi ký The Last Girl đang là một best seller của tháng này, trong đó cô viết, “Tôi muốn là người đàn bà cuối cùng trên thế giới mang nặng những chuyện đã xảy ra trong đời tôi.” (“I want to be the last girl in the world with a story like mine.”)

Sex là chuyện mà người đàn bà cũng thích như đàn ông, nhưng họ kén hơn. Tối thiểu họ đòi sex phải đi đôi với tình yêu -đối đế lắm, nếu không có được tình yêu, họ cũng đòi một tình trạng đồng thuận. Đàn ông thì “sao cũng đặng”.
Hy vọng tổng thống và ông chánh án Kavanaugh đồng ý.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT