Hoa Kỳ

Thung Lũng Điện Toán chê ông Trump

Friday, 27/05/2016 - 10:39:13

Những lời than phiền mà các nhà lãnh đạo đổi mới nói về ông Trump gần như là quá nhiều, không thể liệt kê ra hết được. Họ cảm thấy bối rối vì một chính sách chống di dân mà họ cảnh cáo sẽ gây tai họa cho lực lượng lao động. Họ nói rằng kế hoạch thương mại của ông Trump đe dọa phá nát những mối quan hệ kinh doanh toàn cầu quan trọng cho sự thành công của ngành công nghệ cao.

   Một người cầm bảng chống Donald Trump khi ông đến Fresno, California ngày thứ Sáu. (Josh Edelson/ Getty                                                                                      Images)

Ông Donald Trump đã xuất hiện ở vài nơi tại California ngày thứ Sáu, và cùng với những người ủng hộ ông là những đám đông chống ông Trump, tại Fresno cũng như tại San Diego. Ở thành phố San Diego, cảnh sát đã quyết định tràn vào để giải tán những đám đông có nguy cơ sắp đánh nhau vào chiều thứ Sáu.

Có ít nhất 18 người bị thương vì đánh nhau. Một người đã bị bắt. Bằng tiếng Anh cũng như tiếng Tây Ban Nha, cảnh sát đã yêu cầu mọi người không được tụ tập ở khu phố Gaslamp.  Vì ông Trump có quan điểm chống di dân nhập lậu, nhiều người biểu tình là người Latino mặc dù họ sống hợp pháp tại Mỹ.

Trong khi đó tại San Jose, một nơi mà bình thường thì người ta bận rộn với việc soạn thảo các bộ mã và làm mê hoặc các nhà đầu tư, đột nhiên mọi người ở Thung Lũng Điện Tử (Silicon Valley) có một ý kiến về cuộc bầu cử tổng thống hiện nay. Và những ý kiến đó có xu hướng là giống nhau.

Ngành kỹ nghệ luôn đổi mới tại Silicone Valley có thái độ không ưa thích một cách nghiêm trọng đối với Donald Trump. Các bậc thầy của thế giới này than phiền rằng sự thiếu hiểu biết của ông Trump thật là khủng khiếp, về công việc của họ và về mối quan hệ của nền kinh tế vùng này với nền kinh tế toàn cầu.

Các chuyên viên lập chương trình điện toán nhanh chóng gọi ông là một chú hề, hoặc tệ hơn thế nữa. Sự đoàn kết trong ý kiến này rất đáng chú ý trong một môi trường mà lối suy nghĩ theo nhóm không được tán thành, và dường như không có ai chọn màu sắc chính trị ở bên trong những làm ranh ý thức hệ.

Có lẽ như đã biết trước, hoặc không có thiện cảm với Silicone Valley, ông Trump đã phác họa một kế hoạch tranh cử mà trong đó không hề có sự nhóm giàu có đầy thế lực tại Thung Lũng Điện Toán, nơi mà mà các chính trị gia khác đều rất muốn chiếm nhiều cảm tình.

Từ bấy lâu nay, những giám đốc đầy tham vọng điều hành các công ty mới khởi nghiệp đều đã thề hứa tránh nói chuyện chính trị, vì sợ làm mất lòng các nhà đầu tư của họ. Nhưng nay họ đang tham gia những cuộc vận động để làm giảm uy tín của ông Trump. Những đảng viên Cộng Hòa trung thành lâu năm tại vùng thung lũng này, trong hàng chục năm nay từng dồn phiếu cho mỗi người được đảng đề cử, bây giờ đều nói rằng họ không thể làm điều đó trong năm nay. Các nhà canh tân có đầu óc tự do, chỉ muốn chính phủ đừng cản đường họ, nay đều tin tưởng ông Trump ít hơn so với ngay cả bà Hillary Clinton, một đảng viên Dân Chủ có những kế hoạch lớn để phát triển bộ máy hành chánh quan liêu.

Ông Reed Galen, một cố vấn giám đốc điều hành chuyên giúp ý kiến cho các công ty kỹ thuật cao, nói, “Ít nhất bà Clinton sẽ không đi vào và đốt cháy hết chỗ này. Nhưng nếu ông Trump đến, thì chỉ có Trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra.”

Những lời than phiền mà các nhà lãnh đạo đổi mới nói về ông Trump gần như là quá nhiều, không thể liệt kê ra hết được. Họ cảm thấy bối rối vì một chính sách chống di dân mà họ cảnh cáo sẽ gây tai họa cho lực lượng lao động. Họ nói rằng kế hoạch thương mại của ông Trump đe dọa phá nát những mối quan hệ kinh doanh toàn cầu quan trọng cho sự thành công của ngành công nghệ cao. Người ta sẽ không sớm quên đi lời ứng cử viên này đe dọa tẩy chay Apple, giữa lúc công ty này đang đụng độ với các cơ quan thực thi công lực về công nghệ mã hóa.
Trong tháng ngày, ông Trump đã gây ra nhiều lời chê cười khi ông đề nghị rằng lãnh vực công nghệ cao là một căn nhà tài chánh làm bằng những lá bài sắp sửa sụp đổ.

Ông Vivek Wadhwa nói, “Ông ấy làm cho tôi muốn điên lên. Việc tôi nói điều này thậm chí cách đây hai tuần là chuyện không thể tưởng tượng nổi. Nhưng tôi sẽ lên tiếng và vận động chống lại ông Trump. Tôi có cảm xúc quá mạnh đến nỗi không thể nào không tham gia.”

Ông Wadhwa là một nhà kinh doanh công nghệ và là một nhà khoa bảng rất được kính nể, luôn luôn tránh tham gia vào chính trị, chỉ trừ một lần khi ông chi tiêu $500 cho bữa ăn trưa với Bobby Jindal, một người Mỹ gốc Ấn Độ nổi tiếng khác và đang là thống đốc của Louisiana. (Ông Wadhwa nói rằng sự tham dự bữa ăn trưa là một sự lãng phí thời giờ).

Trong tháng này, khi người ta nghe tiết lộ rằng ông Peter Thiel, một nhà kinh doanh nhân thành công nhất trong vùng thung lũng điện toán, đã đồng ý làm một đại biểu của California cho ông Trump, trước khi diễn ra vòng bầu cử sơ bộ tại tiểu bang này vào ngày 7 tháng 6, thì ông liền bị chỉ trích dữ dội.  Ở Thung Lũng Điện tử, người ta nói rì rầm rằng ông Thiel đã đi trật đường rầy.

Ông Paul Carr, giám đốc biên tập của trang web tin tức công nghệ Pando, viết, “Tôi cảm thấy xấu hổ vô cùng vì công ty chúng tôi có ông (Thiel) ấy là một nhà đầu tư.” Tít lớn của trang báo gọi ông Thiel là một anh ngốc với một ngôn từ thô tục hơn.

Tất nhiên, những người bình thường có đầu óc cấp tiến ở vùng thung lũng này dồn dập chống lại ông Trump. Nhưng sự lo lắng của nhiều người bảo thủ ủng hộ thị trường tự do, trong thế giới công nghệ, đã gây ra những lời đồn đoán về chuyện trong số họ ai là người sẵn sàng viết những tấm ngân phiếu cho bà Clinton.

Trong số những người được đảng Dân Chủ ve vãn, có Marc Andreessen, nhà tư bản cung cấp vốn cho những công ty khởi nghiệp. Ông đã chi ra $100,000 để giúp đỡ bầu chọn ông Mitt Romney trong năm 2012. Ông nói rõ rằng ông ghi câu “#ImWithHer,” một khẩu hiệu của bà Clinton, ở đầu mục Twitter của ông trong tháng này. Ông liên tục chế giễu ông Trump trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Những người khác trong quá khứ từng ủng hộ tài chánh cho đảng Cộng Hòa bây giờ cảm thấy bị tê liệt, vì không biết ai để ủng hộ.

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT