Chuyện Nước Pháp

Tình hận nơi điện Elysée

Thursday, 18/09/2014 - 08:02:48

Trên nguyên tắc, chuyện tình cảm của người cầmđầu quốc gia không phải là vấnđề nguy nanđến thế, vị này phải có khả năng giải quyếtêm thấm.

 

Cuốn sách có tựa đề “Cảm Ơn Cho Lúc Đó” của cựu đệ nhất phu nhân không chính thức cưới hỏi gần đây nhất của điện Elysée là bà Valérie Trierweiler bán chạy như tôm tươi, 140.000 quyển chỉ trong tuần lễ đầu ra mắt, khiến mọi người đều chú ý. Nó không phải là loại tiểu thuyết lãng mạn hay truyện dàivănchương hấp dẫn mà thật ra như tấm gương chiếu rọi lại hoàn cảnh hiện tại chúng tađang sống trên thế giới (bối cảnh riêng biệt tại nước Pháp,Âu Châu). Tác giả đề cập đến mối tương quan giữa người dân và chính phủ, và có thể cũng là một bài tường thuật dài dòng về chuyện ái tình nam nữ thời nay, thế kỷ thứ 21. Nhờ mối tình này mà bà T. có dịp sống chung với vị nguyên thủ quốc gia,điều này có lẽ nhiều phụ nữ aoước vì tối mắt trước nhiều "quyền lợi"đem lại cho họ và không nghĩ ngợi sâu xa gì nữađến "hậu quả" khiđưa chân vào gông cùm danh giá.
Thật vậy,đương kim Tổng Thống Pháp là một chính trị gia danh tiếng, nhưng hãy nhìn vàođời tư củaôngđể thấy chuyện nhà khálạ lùngđối vớiđám thường dân chúng ta. Số là ông đã chung sống với bà “vợ không bao giờ cưới” (cũng là một nhà làm chính trị tài giỏi, bà Ségolène Royal, và bà này cũng đồng ý có ông “chồng chẳng hề chính thức qua hôn thú”) và có 4 người con, rồi chia tay nhau đường ai nấy đi sau hơn cả chục năm dài đồng hành trên mọi mặt. Lối sống nàyđã thành mốt và hợp lệ từ lâu trênđất Pháp. Nó cho phép hai người nam nữ hay cùng phái tính nếu muốn chia tay nhau rất dễ dàng vàêmđẹp, lại... rẻ tiền khi tránhđược thủ tục ly dị rắc rốiqua luật sưvì tờ giấy hôn thúđã ký tênđôi bên. Sự ràng buộc về pháp lý đã không có, bà “vợ hờ” của Tông Tông lại thuộc loại sắc nước hương trời và cho ông 4 hậu duệ nối dõi tông đường mà ông vẫn chia tay; thì hỏi ai có thể thay thế được nếu không là những cuộc tình dưới hẳn một bậc? Nghĩa làông tha hồ bay bướm, lượn lờ. Thử hỏi ai có thể hơn cả bà nhàđầu tiên màông có thể mãi mãi trung thành và... làmđám cưới ?Sau bà T., báo chí thuộc loại paparazzi tò mò tọc mạch đã dâng hiến nước mát tưới cho các thứ độc giả lá cải qua sự tò mò tìm ra ba bốn phụ nữ xinh đẹp nhiều chất xám khác đang “chuẩn bị” được hoàng đế Nã Phá Luân thế kỷ 21 lựa chọn, kể cả bà đã hất văng tác giả quyển sách tình hận! Nói cho cùng, có lẽ đôi bên đều hiểu là cuộc chơi sẽ không bao giờ có hậu, chỉ cần tận hưởng giây phút ái tình hiện tại. Ngoài ra, “let it be”.
Vào ngày sinh nhật của Tông Tông, báo chí đồn rằng sẽ có đám cưới của ông với nữ diễn viên xi-nê-ma kế tiếp bà ký giả T. vàôngđãphải tuyên bố là chẳng có gì ngoài buổi lễ thân mật với các con mà thôi. Sự việcđã diễn rađúng vậy.Gọi Francois Hollande là ông vua cũng đúng khi ông đang nắm giữ quyền lực cao nhất quốc gia. Báo chí Pháp nhân dịp này, trêu chọcông là vị vua bị lột trần như nhộng khi phụ nữ trả thù tình phụ kể lại từng chi tiết cuộc sốngđã trải qua với hoàngđế. Vài năm thôi quá đủ, điều đáng nói là khả năng trả đũa của bà T. rấthiệu quả.Ông vua bị lột hết trang phục và mặt nạ hàng chụccái như con kỳ nhôngđổi màu liên tục theo thời thếđã phải lênđài truyền hình thanh minh thanh nga những lời kết tội nặng nề của tình nhân bị phụ bạc. Cayđắng nhất là sự thật hay dối trá xoay quanh "dân nghèo mất hết răng" (chi phí làm răng giả cực kỳđắt, người nghèođành chịu thua). Vua nhà ta khinh bỉ họ khi thố lộ vớiái khanh theo sách viết, vua phảicải chính là không, vua rất thương họ. Ai là người nói dối ? Câu tục ngữ không có lửa sao có khói giúp chúng tađoán ra câu trả lời. Chính trị hay dùng phương pháp nói ngượcđể mị dân.
Quyển sáchđặt ra vấnđề quan hệ giữa nhà cầm quyền và "thường dân" , giữađạođức và hành vi vua chúa. Có thểđây là lầnđầu tiên có một phụ nữđã canđảm dám "tố cáo" sự lạm dụng quyền thế của người giữ quyền hành cao nhất nước mang tật háo sắc.Điều này đã thấy qua những xì căng đan của Berlusconi (cựu Tổng Thống Ý), và mây mưa xám xịt trên bầu trời gia đình ông Sarkozy; nhưng những phụ nữ bị bỏ rơi như quẳng đi chiếc khăn giấy Kleenex sau khi dùng xong đã không hề viết sách tố cáo hay kể lại mọi chuyện để vừa thu lợi vừa trả thù gián tiếp mà không sợ bị... thủ tiêu.Đây là chưởng phong Vi Ba Bát Bộ mà ông vua Hòa Lan đã không ngờ tới và lãnh đủ ngọn gió đời tát vào mặt.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có các con thiêu thân khác lao vào lửa. Họ bị thu hút bởi bề ngoài quyền lực, bấtcần biết hậu quả ra sao dù quyển sách "chứng nhân"đầu tiên này khiến nhiều phê bình gia chúý.Tuy rằng biên giới giữađờitư vàđờicông hầu như không còn nữa nhưng vấnđề uy danh của Tổng Thống bị chàđạp vì tình phụ báo thù khiông vẫn muốn tỏ ra mình khác với những vị cầmđầu quốc gia trong nhiệm kỳ trướcđã rõ ràng. Thêm vàođó, nội các mới bị lụcđục với một tân bộ trưởng... trốn thuế bị moi ra phải chấn chỉnh lại lần nữa làm dân chúng chán ngán. Khiđược thăm dòý kiến, họ chođiểm thấp xuống cả nhóm cầmđầu. Cả một sự lộn xộn gây hoang mang lớn lao! Có vàisự kiệnmà thường dân không bao giờ biếtđược. Chẳng hạn: tông tông là người vô tình, lạnh nhưđá khi giải quyết tình yêu bằng trung gian công cụ báo chí! Tương lai chính trị của Sarkozy hay phe cực hữu Marine Le Pen được cú sốc đẩy lên phía trước. Trên nguyên tắc, chuyện tình cảm của người cầmđầu quốc gia không phải là vấnđề nguy nanđến thế, vị này phải có khả năng giải quyếtêm thấm.
Điểm thứ nhì trong sách kể là kẻ phụ bạc có tính ích kỷ, chỉ biết cai trị và thỏa mãn những gì mình muốn chứ không đếm xỉa chi đến tình nhân. Giới phê bình tự hỏi có cầnđếnđạođức tốtđẹpđiđôi với chính trị cho vị nguyên thủ quốc gia? Dĩ nhiên là cần, vì tất cả những “scandal” tai tiếng xấu xa đều ảnh hưởng không tốt đến việc điều khiển đất nước. Tai vách, mạch rừng; huống gì là cảđạo quân báo chí luôn theo dõi từng hànhđộng của những ngôisao chính trịsáng chói nay mai trước khi lu mờ sauđó. Bà T. bị xem thường, bị phụ bạc rấtđau khổnên bực tức nổi loạn và chốngđối qua cuốn sách tố cáo hành vi bất nhân củaông "chồng" tạm bợ thứ hai (bà cóđời chồng trướcđã ly dị). Bà có hànhđộngđúng không khiđụng chạmđến cá nhân của tổng thốngđang tại chức, aiđã bầu phiếu cho vị này có thấy uổng côngđã tin tưởng một chính trị gia nói và làm không giống nhau?Theo các nhà phê bình, bài học chính trị rút ra từ sự kiện nói trên là cảđôi bênđều sai lầm. Tổng thống giữ quyền lực tối cao cần giữ gìnđạođức hơn nữa (không khinh bỉ dân nghèo, không xem thường phụ nữ như trò chơi tìnhái...); phụ nữ bị ruồng rẫy khinh khi có thể hy sinh bằng cách im lặng trong thống khổđể giữ thể diện cho "phu quân" Tổng Thống còn có uy tín cầm quân thay vì lột trầnông vua giữađámđông người. Trong tình thế nhóm Hồi giáođại cựcđoan gây khủng bốhiện nay và nhiều biến cố khác,vị nguyên thủ quốc gia cần nhiều uy tín và sáng suốt tốiđađểđối phó.Trong 5 nền Cộng Hòa Pháp đã lần lượt diễn ra, đây là thiên tình hận tại điện Elysée gây nhiều tiếng xấu nhất và chắc hẳn sẽ tự động chấm dứt khi nhiệm kỳ viên Tổng Thống đảng Xã Hội mãn hạn. Ai dám tiênđoán khi nào nền chính trị Phápđược tươngđốiổnđịnh như bênĐức, với vị nguyên thủ quốc gia nữ giới không... háo sắc như cánh mày râu!

 

Viết bình luận đầu tiên

MỚI CẬP NHẬT